Bệnh mỡ máu cao được Đông y xem là một trong những “khắc tinh” của sức khỏe, làm rối loạn chức năng nội tạng, tì vị suy nhược, xuất hiện các bệnh liên quan đến viêm nhiễm… Trong trường hợp này, có thể sử dụng 3 loại trà sau đây để giảm mỡ máu.
Vì sao bệnh mỡ máu cần phải xử lý sớm?
Bệnh mỡ máu cao được Đông y xem là một trong những “khắc tinh” của sức khỏe, gây ra các hậu quả nguy hiểm như chóng mặt, đột quỵ, các chứng viêm, tim đập nhanh, tức ngực và các loại bệnh khác. Đó là những biểu hiện lâm sàng của bệnh, còn hậu quả để lại còn có những rắc rối khác khó lường hơn.
Theo bác sĩ Tăng Giao Trì, Phó trưởng khoa dinh dưỡng, Bệnh viện Trung y Thâm Quyến (TQ), bệnh mỡ máu phát sinh từ nguyên nhân “tĩnh nhiều động ít” của những nhóm người ngồi nhiều, ít hoạt động khiến cho gan thận suy yếu.
Ngoài ra, chế độ ăn uống không đúng cách, dẫn đến quá trình tiêu hóa thức ăn gặp khó khăn trong việc chuyển hóa các chất. Hoặc thói quen ăn uống thiếu cân bằng, nhiều chất béo, dẫn đến thừa chất, béo phì.
Khi bị mỡ máu cao, các bệnh lý cơ bản sẽ xuất hiện như rối loạn chức năng nội tạng, dựa trên triệu chứng lâm sàng có thể thấy rõ như thể chất âm dương mất cân bằng, tì vị suy nhược, xuất hiện các bệnh liên quan đến viêm nhiễm. Trong trường hợp này, có thể sử dụng 3 loại trà sau đây để giảm mỡ máu.
1. Trà nhị hoa (kim ngân hoa, hoa cúc)
Nguyên liệu:
Kim ngân hoa 6g, hoa cúc 6g, lá dâu 4g, táo gai tươi 6g, đường trắng 20g.
Cách làm:
Dùng 3 loại thảo dược trên rửa sạch bụi bẩn, cho vào túi vải sạch, thêm nước vừa uống và đun sôi trong vòng 10 phút, thêm đường vào cho tan đường là có thể dùng.
Mỗi ngày nấu một lần và uống dần thay trà trong ngày. Mỗi liệu trình uống duy trì từ 10-30 ngày là dừng lại.
Công dụng:
Loại trà này phù hợp cho những người dương thịnh âm suy, có biểu hiện lâm sáng như đau đầu chóng mặt, mắt mờ không nhìn rõ, ù tai, mệt mỏi khó ngủ, chân tay tê nhức, miệng khô, lưỡi đỏ.
Kim ngân hoa tính lạnh, vị ngọt, tốt cho phổi, dạ dày. Có tác dụng thanh nhiệt giải độc, tiêu viêm trừ thũng.
Hoa cúc vị ngọt, đắng, tính hơi lạnh, tốt cho phổi và gan. Có tác dụng tản phong thanh nhiệt, cân bằng gan, sáng mắt.
Lá dâu tính hàn, vị đắng, ngọt, tốt cho phổi, gan, có tác dụng giải trừ phong nhiệt, sạch gan sáng mắt.
Táo gai tính ôn, vị chua, ngọt, tốt cho lá lách, dạ dày, gan. Có tác dụng chữa bệnh dạ dày, tiêu hóa tốt.
Khi 4 loại thảo quả này kết hợp với nhau mang lại tác dụng cao hơn trong việc làm sạch gan và sáng mắt, tốt cho việc loại bỏ bớt lượng mỡ dư thừa. Người bị mỡ máu cao gây ra nhiệu chứng hoa mắt chóng mặt có thể uống thường xuyên loại trà này.
2. Trà Táo gai hoàng kỳ
Nguyên liệu:
Táo gai khô 15g, hoàng kỳ tươi 15g, lá sen 3g, sinh địa hoàng 5g, gừng tươi 2 miếng, cam thảo tươi 3g.
Cách làm:
Tất cả nguyên liệu này rửa sạch, nấu thành trà, mỗi ngày 1 nồi, uống tùy theo nhu cầu.
Công dụng:
Loại trà này phù hợp cho người mắc các bệnh lá lách và khí suy nhược. Các biểu hiện lâm sàng như hơi thở ngắn, thở gấp, đau đầu, đại tiện không thành khuôn, sắc mặt vàng nhợt nhạt, lưỡi trắng bệch.
Lá sen tính bình, vị đắng, tốt cho gan, lá lách, dạ dày. Có tác dụng thanh nhiệt giải độc, mát máu cầm máu.
Táo gai tính ôn, vị chua ngọt, tốt cho lá lách, dạ dày, gan. Chủ trị tiêu thực kiện tì vị, lưu thông khí huyết.
Đại hoàng tính hàn, vị đắng, tốt cho lá lách, dạ dày, đại tràng, gan, tim. Thanh nhiệt hạ hỏa, mát máu giải độc, hoạt huyết trừ viêm.
Hoàng kỳ tính ôn, vị ngọt, tốt cho lá lách, phổi, bổ khí, tăng dương, lợi tiểu trừ viêm sưng.
Tất cả các công dụng của hỗn hợp thảo quả có tác dụng ích khí tiêu mỡ, làm cho cơ thể nhẹ nhõm hơn. Những người mắc bệnh mỡ máu cao, béo phì có thể uống thường xuyên.
3. Trà lúa mạch lá sen
Nguyên liệu:
60g lá sen khô, táo gai tươi và hạt lúa mạch thô mỗi loại 10 gram, lá lạc 15g, vỏ cam (quýt) 5g, trà xanh 60g.
Cách làm:
Tất cả nguyên liệu kia thái nhỏ, nấu thành trà mỗi ngày một nồi, uống thay nước.
Công dụng:
Loại trà này phù hợp cho người mắc các bệnh viêm đờm bên trong cơ thể. Các biểu hiện lâm sàng như mồ hôi dầu nhiều trên mặt, đầu óc nặng nề, khó chịu buồn nôn, tức ngực khó chịu, chân tay tê mỏi nặng nhọc.
Hạt lúa mạch có tính mát, vị ngọt, thanh nhạt, tốt cho lá lách, phổi, thận, có tác dụng lợi tiểu, kiện tì, loại bỏ viêm mủ, thanh nhiệt giải độc.
Lá lạc có tính bình, vị ngọt, nhạt, tốt cho gan, thanh nhiệt giải độc, hạ huyết áp, điều chỉnh trạng thái tinh thần.
Vỏ cam có tính ôn, vị cay hơi đắng, tốt cho lá lách, phổi, có tác dụng điều chỉnh khí, giảm ẩm tiêu viêm.
Trà xanh có tính hàn nhẹ, vị ngọt đắng, tốt cho tim, phổi, dạ dày. Có tác dụng giảm mỏi mệt, sáng mắt, trừ phiền muộn, hóa đờm, tiêu thực, thanh nhiệt giải độc.
Tất cả các nguyên liệu trên khi kết hợp lại thành một cốc trà sẽ có tác dụng thanh nhiệt tiêu thực rất tốt, từ đó giảm lượng mỡ dư thừa, trừ ẩm hiệu quả.
Theo Soha