Tăng Tử là học trò xuất sắc của Không Tử, ông từng có câu nói rất hay là: “Dụng sư giả vương, dụng hữu giả phách, dụng đồ giả vong”. Hàm nghĩa của câu này là gì, trong thời đại ngày nay có thể áp dụng không? Chúng ra hãy cùng tìm hiểu nhé!
Dụng sư giả vương: Khiêm tốn tôn hiền vương thiên hạ
“Dụng sư giả vương” chính là người lãnh đạo vô cùng khiêm tốn, tôn người có đức hạnh và tài năng làm thầy, chính vì thế mà trở thành “Vương thiên hạ” – đại thành công.
Trong lịch sử, có rất nhiều ví dụ minh chứng cho điều này.
Ví như Chu Văn Vương tôn Khương Tử Nha làm quốc sư, sau khi Văn Vương qua đời, con trai ông là Chu Vũ Vương kế vị, tiếp tục tôn Khương Thái Công làm thương phụ. Khương Tử Nha được biết đến như một vị tướng tài vĩ đại và là người góp phần lập nên sự nghiệp nhà Chu kéo dài hơn 800 năm, là triều đại kéo dài nhất trong lịch sử Trung Quốc.
Dụng hữu giả phách: Xem cấp dưới như là huynh đệ, bá nghiệp vững chắc
“Dụng hữu giả phách” chính là người lãnh đạo coi cấp dưới của mình như huynh đệ.
Ví dụ như Lưu Bang dùng Tiêu Hà, Hàn Tín, Trương Lương; Phù Kiên tiên sinh dùng Vương Mạnh, Lưu Bị dùng Gia Cát Lượng; v.v.., đều đối xử giống như bằng hữu.
Dụng đồ giả vong: Lãnh đạo cẩu thả dùng người, vĩnh viễn không tiến bộ
“Dụng đồ giả vong”, ý muốn nói người lãnh đạo dùng người mà chỉ biết nói gì nghe đấy, vâng vâng dạ dạ, thì sớm muộn gì cũng sẽ thất bại.
Những nguyên tắc dụng người này của cổ nhân, sau đó đã quyết định đến sự thành bại hưng suy. Điều này cũng là thể hiện việc thi hành vương đạo, chiêu mộ nhân tài của người xưa.
Tuy nhiên, với 3 cảnh giới dùng người này lại có những độ khó tương ứng khác nhau:
“Dụng đồ” – Khiến bản thân mình cảm thấy vui vẻ thoải mái;
“Dụng hữu” – Khiến bản thân bị gò bó;
“Dụng sư” – Khiến bản thân bị áp lực.
Chính vì vậy, trên thực tế người làm lãnh đạo thường thích “dụng đồ” hơn “dụng sư” rất nhiều.
Than vãn không có nhân tài, kỳ thực là đang bảo thủ
Nếu một người lãnh đạo cả ngày than khổ, nói rằng bên mình không có nhân tài, thì rất có thể người này tự cao tự đại, bảo thủ cố chấp. Hẳn là người này đang không tôn trọng nhân tài, không đủ bản lĩnh để coi xem ai là thầy của mình, cũng như không có đủ trí huệ để “dụng sư”. Vì thế người tài thực sự sẽ không tìm đến với họ.
Có một câu ngạn ngữ rất hay, rằng: “Bậc trí giả thấy nhiều biết rộng, luôn ôn hòa khiêm tốn; Lúa càng nặng hạt thì càng trĩu bông, giản dị cúi đầu”.
Vậy nên, chỉ có thông hiểu quá khứ, thì mới có thể thấy được tương lai; phải thực sự coi trọng hiền tài mới nhìn ra chân lý của câu nói “Dụng sư giả vương, dụng hữu giả phách, dụng đồ giả vong”.
Quả là, một câu nói này của người xưa cách đây hàng nghìn năm, nhưng vẫn còn nguyên chân lý, vô cùng hữu ích cho con người ngày nay!
Lê Hiếu, dịch từ cmoney.tw