Một đời của Hàn Tín được khái quát trong 10 chữ trên bia mộ; Võ Tắc Thiên là Nữ hoàng duy nhất trong lịch sử Trung Quốc, tuy nhiên trước khi qua đời bà lại yêu cầu không ghi bất cứ chữ gì trên bia mộ.
Hàn Tín: Một đời khái quát trong 10 chữ
“Sinh tử nhất tri kỷ, tồn vong lưỡng phu nhân”. Đây là cặp câu đối trên bia mộ của Hàn Tín, những sự trọng đại trong đời của vị tướng tài ba này đều nằm trong cặp câu đối trên.
“Sinh tử nhất tri kỷ”, chính là ám chỉ Tiêu Hà. Năm đó Hàn Tín vì luôn không được hạng võ trọng dụng, nên đã tức giận bỏ đi, chính Tiêu Hà đã đề cử ông với Lưu Bang. Sau đó Hàn Tín đã nhiều lần lập chiên công, và được phong là Hoài Âm Hầu. Sau khi Lưu Bang xưng đế, lại vô căn cứ ngờ vực Hàn Tín câu kết với Trần Hi đang lập mưu đồ tạo phản. Tiêu Hà biết rất rõ chuyện này, nhưng giả như không biết để dụ Hàn Tín vào nội cung, tạo cơ hội cho Lã Hậu chém đầu Hàn Tín. Vì thế người đời sau nói một câu về Hàn Tín là “thành nhờ Tiêu Hà, bại cũng do Tiêu Hà”.
“Tồn vong lương phu nhân”, chính là chính là hai quyết đinh sự tồn và vong trong cuộc đời Hàn Tín.
Người phụ nữ đầu tiên là người đã cưu mang Hàn Tín. Thủa nhỏ, Hàn Tín sống trong cảnh nghèo đói tuyệt vọng. Vào một ngày, Hàn Tín không còn gì để ăn, ông không còn cách nào khác là ngồi ở bờ sông ngoại thành Hoài Dương và câu cá. Lúc ấy, có nhiều phụ nữ đang giặt giũ bên bờ sông. Trong số ấy, có một người phụ nữ để ý thấy Hàn Tín trông có vẻ đói và xanh xao, dường như đã lâu lắm rồi không được ăn gì.
Bà liền chủ động mang thức ăn của mình cho Hàn Tín. Cứ như thế, Hàn Tín đã được người phụ nữ kia cho thức ăn trong suốt hơn 10 ngày liền. Lòng tốt của người phụ nữ này đã khiến Hàn Tín vô cùng cảm kích và xúc động sâu sắc. Cảm thấy ân huệ của bà đối với mình nặng như ngọn núi, nên Hàn Tín đã nói với bà rằng: “Trong tương lai con nhất định sẽ tận tâm báo đáp ân huệ của bà!”.
Không ngờ, người phụ nữ kia trả lời rằng: “Ta vì thương hại mới mang cơm cho ngươi ăn, đàn ông không tự nuôi nổi mình, mà lại nói đến báo đáp người khác ư!”. Những lời này đại ý là, nam tử hán đến tự lập còn không thể, mà lại còn vọng tưởng đến báo đáp người khác, quả là thật nực cười!
Người mẹ nuôi này không những đã cứu sống Hàn Tín, mà những lời nói thẳng thắn của bà đã lôi Hàn Tín ra khỏi sự hoang mang tuyệt vọng, khiến ông bắt đầu có nguyện ý mãnh liệt, muốn thay đổi hiện trạng của mình. Để rồi cuối cùng ông mới có thể công thành danh toại, phong hầu bái tước.
Ngươi phụ nữ thứ 2 chính là Lã Hậu, chính là người đã vu chu Hàn Tín tội mưu phản. Sau khi ông bị Tiêu Hà lừa vào cung để bắt giữ, đã bị Lã Hậu đã xử tội chém đầu.
Bia mộ người vô danh: Cuộc đời cười ra nước mắt
Trên bia mộ của ông khắc: “Sơ tòng văn, tam niên bất trúng; hậu tập võ, giáo tràng phát nhất thỉ, trúng khảo quan, loạn bổng trục xuất; toại học y, hữu sở thành. Tự soạn nhất lương phương, phục chi, tốt”.
Đây là người được coi là không gặp may nhất, ban đầu học văn thi liền ba năm đều không đậu. Sang chuyển sang học võ, khi thi võ đen đủi đến nỗi, bắn mũi tên không trúng bia mà lại trúng ngay vào giám khảo, bị đuổi khỏi cuộc thì, đúng là cười ra nước mắt. Nhưng sau khi chuyền sang học y, ông đã có rất nhiều cống hiến, ông đã lấy thân ra thử nghiệm để tìm ra phương thuốc mới, đúng là con người hết mình vì nghề nghiệp.
Võ Tắc Thiên: Bia mộ không chữ
Lịch sử Trung Quốc có tới 231 vị hoàng đế, tuy nhiên, chỉ có một nữ hoàng đế, đó là Võ Tắc Thiên. Vị nữ hoàng này gây nhiều tranh cãi nhất trong lịch sử Trung Quốc.
Võ Tắc Thiên cùng chồng là hoàng đế Đường Cao Tông được táng trong Càn Lăng, ở tỉnh Thiểm Tây, thuộc Tây Bắc Trung Quốc.
Võ Tắc Thiên (624-705) tên thật là Võ Chiếu, vốn là tì thiếp của Hoàng đế Đường Thái Tông. Đường Thái Tông qua đời, bà trở thành phi tần của Đường Cao Tông, tức con của Đường Thái Tông. Sủng ái vợ, vị vua này đã đưa bà lên làm hoàng hậu.
Chồng qua đời, bà nắm quyền bính. Tuy đương thời chỉ trích việc làm vợ của cả bố lẫn con, lại hoang dâm vô độ, nhưng bà thực sự là một người tài. Bà biết sử dụng nhân tài, khiến đất nước Trung Hoa thịnh trị trong suốt 21 năm cầm quyền của bà.
Võ Tắc Thiên là Nữ hoàng duy nhất trong lịch sử Trung Quốc, tuy nhiên trước khi qua đời bà lại yêu cầu lấy hiệu là Hoàng hậu đời Đường và không ghi bất cứ chữ gì trên bia mộ. Võ Tắc Thiên sau khi qua đời đã được chôn cất ở Càn Lăng.
Càn Lăng hiện là một trong số ít lăng mộ còn nguyên vẹn. Càn Lăng nằm ở núi Lương Sơn. Nhìn từ xa, lăng mộ khổng lồ gồm dải núi như người đàn bà nằm ngủ.
Càn Lăng được xây dựng suốt 30 năm, bắt đầu từ năm 638. Đường vào Càn Lăng được bố trí bởi 103 tượng đá, trong đó có 61 tượng biểu trưng cho các bộ tộc khác nhau của Trung Hoa. Điều đáng chú ý là 61 tượng các bộ tộc đều mất đầu bởi những nhát chém.
Tháng 11 năm 705, Võ Tắc Thiên qua đời. Bà được chôn cất tại Càn Lăng, cùng chỗ với Đường Cao Tông. Điều trái ngược, gây tranh cãi nhất là tấm bia khổng lồ, cao tới 7,5m, nặng gần 100 tấn, không có chữ nào, gọi là vô tự. Bia mộ Võ Tắc Thiên chỉ có 8 đầu rồng quấn vào nhau. Hai bên thân bia khắc hai con đường. Trên con đường khắc một con tuấn mã và một con sư tử.
Trong khi ở phía tây, tấm bia trước lăng mộ Đường Cao Tông thì có những dòng chữ chói vàng óng ánh ca ngợi công đức.
Tại sao Võ Tắc Thiên không cho khắc chữ lên bia mộ của mình là đề tài tranh cãi chưa phân minh của các nhà sử học. Có người cho rằng Võ Tắc Thiên tự biết mình là kẻ cướp ngôi, thay đổi bộ máy quyền lực, giết người vô tội, hoang dâm vô đạo, tội ác tày trời, không có công đức gì để ghi nên thà để bia mộ trống còn hơn là ghi lên để người sau cười nhạo.
Lê Hiếu, theo soundofhope.org