Tô Đông Pha là một nhà thơ nổi tiếng đời nhà Tống (960-1279), ông rất quan tâm đến Phật giáo. Một ngày nọ, trong khi nghiên cứu kinh điển, ông cảm thấy rằng ông đã tỉnh thức và không có tư tưởng mông lung trong đầu óc. Cao hứng, ông đã viết một bài thơ nói rằng ông vững chắc như một tảng đá, không thể bị lay chuyển bởi bất kỳ ‘bát phong’, (tám ngọn gió) – tám điều cám dỗ: được, mất, vu khống, tâng bốc, khen, chê, sợ hãi hay vui sướng.
Ngay sau đó, ông đã gửi một sứ giả mang bài thơ cho người bạn của mình, một nhà sư sống ở phía bên kia sông, bởi vì ông muốn biết ngưòi bạn nghĩ gì. Nhà sư đã phê bình bài thơ là “ngớ ngẩn” và sau đó gũi trả lại.
Nhà thơ giận dữ và lấy thuyền đi gặp nhà sư. Khi đến bến, nhà thi sĩ đợi nhà sư.
Ông chất vấn vị tu sĩ: “Tại sao sư lại nói rằng bài thơ của tôi là “ngớ ngẩn”?
Nhà sư mỉm cười và nói: “Trong bài thơ của ông bạn, ông nói rằng ông sẽ không bị lay chuyển bởi các thứ được, mất, vu khống, tâng bốc, khen, chê, sợ hãi hay vui sướng. Tại sao bạn nổi giận chỉ vì một từ?
Chú thích:
-Theo truyền tụng, Tô Đông Pha nhà thơ nổi tiếng đời nhà Tống, được cộng đồng Trung hoa khen ngợi là một thi sĩ rất tao nhả, tuyệt không vướng chút bụi trần, được tặng cho cái danh hiệu “bát phong truy bất động” (*). Bản dịch tiếng Pháp của Đại kỷ nguyên tiếng Pháp La Grande Epoque về câu chuyện Tô Đông Pha có thay đổi đôi chút cho dễ hiểu đối với độc gỉa phương tây, cần truy cứu lại bản Hán văn.
-(*) Bát phong truy bất động = tám ngọn gió không lay chuyển được.
( La Grande Epoque, Theo The Epoch Times )