Những câu chuyện về thành ngữ Trung Hoa
Trong lịch sử 5000 năm của nền văn minh Trung Hoa, thành ngữ luôn là một viên ngọc sáng trong kho tàng ngôn ngữ Trung Hoa. Chúng thật ngắn gọn, sinh động, biểu cảm và là sự tích lũy các sự kiện lịch sử và các văn hóa dân tộc phong phú. Sự hình thành của mỗi cụm thành ngữ phản ánh sự thật lịch sử, trong đó phản ánh chính trị, quân sự, văn hóa, phong tục dân gian, đạo đức và lý tưởng. Những thành ngữ này làm cho chúng ta hiểu hơn về lịch sử lâu dài của Trung Hoa, trí tuệ vượt trội và ngôn ngữ vượt thời gian của họ.
驚弓之鳥
Trong thời kỳ Chiến Quốc có một cung thủ thiện xạ tên là Đại Lỗi.
Một ngày nọ khi Đại Lỗi tháp tùng Vua nước Ngụy trên một dải đất cao họ thấy những con chim đang bay trên đầu. Đại Lỗi nói: “Thần không cần tên. Thần chỉ cần giương cung và con chim sẽ rơi xuống và chết.” Vua nước Ngụy nói: “Khanh có thể làm được thật chứ?” Đại Lỗi nói, “Bẩm, thần có thể.”
Một lát sau một con ngỗng hoang bay từ phương đông tới. Đại Lỗi giương cung của ông ta và giả vờ bắn. Con chim lớn rơi xuống đất, Vua nước Ngụy nói, “Khanh đã không dùng đến tên; làm thế nào mà con chim đó lại có thể chết?” Đại Lỗi nói. “Bởi vì đây là một con chim bị thương.”. Vua hỏi, “Làm sao mà khanh biết điều đó?”. Đại Lỗi đáp, “Con ngỗng hoang này bay khá chậm và tiếng kêu của nó thật thảm hại; bay chậm bởi vì nó đã bị thương bởi một mũi tên, và âm thanh thê lương của nó cho thần biết được rằng nó đang sợ hãi vì nó bị đã tách khỏi đàn. Khi nó nghe thấy tiếng giương cung, nó trở nên hoảng sợ và cố gắng bay cao hơn. Vì vậy, vết thương cũ của nó bị toát ra, nên nó rơi xuống đất.”
Sau này, người ta sử dụng thành ngữ “kinh cung chi điểu” để mô tả người đã bị làm cho sợ hãi và trở nên bấn loạn khi gặp phải một tình huống tương tự trước đó đã xảy ra.
Theo kanzhongguo