Người phụ nữ đang nhìn bức ảnh ảo quang học. Các nhà khoa học tại Hanover, Đức tin rằng họ đã phát hiện ra một “hạt” trong thời-không, chỉ ra rằng vũ trụ của chúng ta không có gì nhiều hơn là một hình ba chiều khổng lồ
Một người phụ nữ đang thử trải nghiệm trong thí nghiệm gương tại triển lãm “Sự chệch hướng của các giác quan” ngày 29 tháng 5 năm 2013
Thực tại: Một ảo ảnh thuần túy (Phần II)
“Với họ, tôi nói, sự thật không là gì ngoài cái bóng của trí tưởng tượng”
– Plato, trích từ cuốn “The Republic” (Nền cộng hòa)
Bóng tối và màu sắc của ánh sáng đơn thuần chỉ là sự phóng chiếu thuần túy của một thực tại “thực tế hơn”. Vũ trụ mà chúng ta đang sống, tự bản thân nó cũng đã tồn tại nhiều thứ huyền ảo hơn. Nơi mà các cơ thể sống, tư tưởng và các hành tinh là một ảo thuật vĩ đại không có ảo thuật gia hay khán giả.
Các nhà khoa học tại Hanover, Đức, làm việc với GEO 600, một công cụ phát hiện sóng hấp dẫn, tin rằng họ đã phát hiện ra “sự kết hạt” trong thời-không, chỉ ra rằng vũ trụ của chúng ta không có gì nhiều hơn là một hình chiếu ba chiều khổng lồ.
Những người chịu trách với GEO 600, cho rằng tương tự như việc một tấm ảnh kỹ thuật số bị giảm độ phân giải, khi tăng kích thước của nó lên một cách đáng kể. Sóng giao thoa chụp được cũng có thể giải thích rằng những gì mà con người có thể nhìn thấy bằng mắt thường chính là vũ trụ với một độ phân giải bị hạn chế. Có một điểm chính xác nơi mà hình chiếu của thực tại bắt đầu tự “phân tách điểm ảnh” chính nó.
Các nhà khoa học nghi ngờ về độ chính xác của GEO 600, có khả năng phân tích sự biến đổi ở mức độ hạ phân tử của các sóng dọc. Máy phục vụ cho việc tìm kiếm các hạt nhỏ nhất tạo ra vũ trụ 3 chiều, phóng chiếu từ giới hạn 2 chiều, nhờ vào kết cấu của máy.
Bạn và Tôi, chỉ là hình chiếu
Ý tưởng về một vũ trụ là một bức tranh nổi ba chiều không phải là mới. Trong những năm 1990, nhà khoa học Leonard Susskind và Gerard Hooft cho rằng nguyên tắc làm cho một hình ảnh hai chiều trên một mặt phẳng nhìn giống ba chiều có thể được áp dụng cho toàn bộ vũ trụ.
Vậy thì tại sao những giác quan của chúng ta nhận thức thực tại một cách rõ ràng và “phong phú” nếu chúng ta tồn tại như những bóng ảnh trên một màn hỉnh phẳng? Vấn đề có thể là do cấu tạo mắt người và thấu kính của những chiếc kính thiên văn đồ sộ chỉ phù hợp với một phần thực tế 3 chiều của vũ trụ.
Quan điểm thứ hai chính là bộ não sinh học của chúng ta chỉ có tồn tại trong ảo giác 3 chiều này mà không thể giải thích một vũ trụ với nhiều hoặc ít chiều không gian hơn.
Nhà sinh lý thần kinh Karl Pribram, người sáng lập Trung tâm nghiên cứu não tại Đại học Radford ở Virginia, cho rằng bộ não của chúng ta giống như một phòng kỹ thuật tạo ảnh 3 chiều để giải thích và tiếp nhận vũ trụ 3 chiều hiện tại, nó xây dựng và giải thích thực tại bằng 3 chiều không gian thông qua những thứ đến từ các chiều không gian khác – nơi mà thực tại lớn hơn tạo ra không gian và thời gian.
Tuy nhiên, lý thuyết về một vũ trụ nổi ba chiều chỉ có hai kích thước đặc biệt mâu thuẫn với lý thuyết vũ trụ đa chiều bắt nguồn từ thuyết siêu dây. Trước khi trở thành một học thuyết riêng biệt, nhiều nhà khoa học đã nghi ngờ rằng vũ trụ là một hình chiếu hay một ảo giác được tạo ra bởi các hạt trong sự trống rỗng. Tuy nhiên, tất cả các nỗ lực của họ để tìm hiểu sự thật trong ảo ảnh trở nên bế tắc trong hỗn độn với những lý thuyết không thể chứng minh.
Nhiều nhà lý luận tiên phong nghĩ rằng lỗ hổng khó chịu giữa vật lý lượng tử và thuyết tương đối có thể giải thích các hiện tượng gây tranh cãi trong lịch sử của giới khoa học, như việc ý thức không tồn tại trong não bộ – ví dụ, trải nghiệm cận tử, khả năng nhìn xa và tiên tri.
Trong bất kỳ trường hợp nào, câu chuyện ngụ ngôn về cái hang của Plato dường như là lựa chọn hợp lý nhất hiện nay để giải thích những trải nghiệm sống động hàng ngày mà bộ não của con người chấp nhận như biểu hiện chân thật của thế giới.
Theo TheEpochTimes