Tinh Hoa

Nguyên nhân của bệnh tật từ lối sống hiện đại (Phần II)

 

Người Trung Hoa cổ xưa coi trọng ăn nhiều loại hạt và cây họ đậu, ví dụ, họ nói về chế độ ăn gồm “ngũ cốc” (lúa mì, hạt cao lương, kê, gạo và đậu)

Người xưa tin rằng 5 yếu tố Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ cấu thành nên vạn vật trong vũ trụ, trong đó bao gồm cả cơ thể người. 

 
Họ cũng tin rằng năm hương vị phải được cân bằng và người ta không thể gắn bó chỉ với một loại hương vị. Ngũ cốc cung cấp các chất dinh dưỡng chính. Năm loại trái cây cung cấp dưỡng chất bổ sung. Năm loại vật nuôi cung cấp chất dinh dưỡng. Năm loại rau cung cấp dinh dưỡng bổ sung.
 
Điều này có nghĩa là cơ thể cần được cung cấp các chất dinh dưỡng một cách cân bằng, và không nên tiếp nhận riêng một loại nào cả.
 
Nếu thiếu một trong năm yếu tố ấy thì sẽ gây nên một số loại bệnh tật. Nếu ăn quá nhiều đồ ăn mặn thì sẽ làm nghẽn mạch máu, dẫn đến thay đổi về làn da.
 
Nếu ăn quá nhiều thức ăn có vị đắng sẽ dẫn đến khô da và rụng tóc. Ăn nhiều thức ăn cay sẽ làm nổi gân xanh và tay sẽ bị gầy đi. 
 
Với quá nhiều vị chua, cơ bắp sẽ rệu rã và môi trở nên nhợt nhạt. Còn ăn quá nhiều ngọt thì dẫn đến nhức xương và rụng tóc.
 
Ngày nay người ta nhấn mạnh một chế độ ăn uống cân bằng, nhưng thức ăn mà họ dùng đã mất cân bằng từ trước. Chẳng hạn, người xưa nói về ngũ cốc thì gồm có lúa mì, hạt cao lương, kê, gạo và đậu. Ngày nay có bao nhiêu người có thể tìm thấy đủ cả năm loại ấy? Trên thực tế, năm hương vị mà người xưa đề cập đến là một khái niệm cơ bản về khoa học dinh dưỡng thời xưa. Khái niệm thuở xưa rộng hơn nhiều so với khoa học dinh dưỡng hiện đại.
 
Khoa học dinh dưỡng ngày nay cho rằng có hơn 20 nguyên tố dinh dưỡng, nhiều loại vitamin, các nguyên tố vi lượng, protein, canxi, phốt pho v.v… Trên thực tế các thành phần của sự sống trong vũ trụ là rất phức tạp và không đơn giản như những gì mà khoa học hiện đại ngày nay chúng ta vẫn biết.
 
Khoa học dinh dưỡng hiện đại đề cập đến các nguyên tố dinh dưỡng không xác định được như là các nhân tố chưa được phát hiện ra. Có rất nhiều nhân tố mà đến nay con người vẫn chưa phát hiện ra. Người ta cho rằng một số triệu chứng của cơ thể là do sự mất cân bằng trong ăn uống. Nếu chỉ đơn giản bổ sung một số dưỡng chất như canxi, kẽm, hay những thứ tương tự thì không thể chữa lành.
 
Người xưa tin rằng cơ thể con người cấu thành nên một vũ trụ. Xem xét một cách vĩ mô, chúng ta có thể hiểu và thừa nhận cơ thể người được tạo thành trên cơ sở âm dương và ngũ hành.
 
Chúng ta có thể giải thích các hiện tượng vật lý của cơ thể thông qua sự chuyển động của khí huyết và các dòng năng lượng cũng như sự tương tác của ngũ hành và sự cân bằng âm dương.
 
Y học cổ đại Trung Hoa không nhắm vào các hiện tượng bề mặt, mà tiếp cận về nhân thể theo cách thức sâu sắc hơn. Nó là khoa học thực sự.
 
Còn y học hiện đại cho rằng cơ thể người là một hệ thống rất phức tạp nhưng nó chỉ nghiên cứu trên bề mặt cùng các hiện tượng liên quan. Những hiểu biết của y học hiện đại về thân thể người là rời rạc và không sâu sắc. Cách chữa trị cũng rất bề mặt và hời hợt. 
 
Bởi nó nhắm vào bề mặt nên hiệu quả cũng chỉ có tác dụng trên bề mặt và dễ được con người chấp nhận. Nhưng nó không thể trị được tận gốc nguyên nhân gây bệnh.
 
Trong xã hội hiện đại, tất cả đều tập trung vào năng suất và hiệu quả. Trong nông nghiệp, người ta lai tạo ra nhiều giống cây trồng và vật nuôi mới. Chúng thường tăng trưởng rất nhanh và có vòng đời ngắn. Cả trồng trọt và chăn nuôi đều là sản xuất hàng loạt.
 
Theo quan niệm truyền thống, cây trồng và vật nuôi phát triển như vậy chắc chắn là không hấp thụ đủ tinh hoa của trời và đất. Nếu phân tích độ đạm và mức năng lượng, thì sẽ thấy chúng rất thấp. Nhưng tất cả chúng đều không có sự cân bằng của “năm loại hương vị”. Khi con người ăn những loại thức ăn đó, họ cũng sẽ bị mất cân bằng về “năm loại hương vị”.
 
Người ta thường nói gà thả nuôi thường ngon và giàu dinh dưỡng. Cây trồng và vật nuôi công nghiệp đều bị làm cho biến dạng.
 
Trên cơ sở nguyên tắc “chuyển hóa qua lại và ức chế lẫn nhau”, với sự tăng trưởng mạnh, các đặc tính khác như dinh dưỡng phải bị suy giảm. Do đó mức độ dinh dưỡng và chất lượng tổng thể của những loại thực phẩm đó không bao giờ có thể được như những thực phẩm được nuôi trồng một cách tự nhiên. Khi mà vòng quay của sản xuất hàng loạt vẫn được tiếp tục thì thậm chí sự khác biệt sẽ trở nên lớn hơn nữa.
 
Tương tự như vậy, nhân sâm do con người trồng không bao giờ có thể sánh được với nhân sâm tự nhiên. Nếu con người vẫn tiếp tục ăn những thức ăn do con người lai tạo thì hậu quả sẽ là gì?

Theo TheEpochTimes