Ở Nam Phi, mức độ săn trộm tê giác đã tăng vọt 5000%, với số lượng tê giác bị giết từ 13 cá thể (năm 2007) lên 668 cá thể (năm 2012), hàng ngàn con voi bị giết mỗi năm để lấy ngà, và chỉ còn không đến 3.200 con hổ trong tự nhiên. Thương mại bất hợp pháp là một trong những nguyên nhân lớn nhất dẫn đến sự suy giảm tổng hợp các loài.
Nhằm mục đích nâng cao nhận thức và sự hiểu biết về buôn bán sừng tê giác bất hợp pháp cũng như phơi bày những lời dối trá về các đặc tính chữa bệnh của sừng tê giác, góp phần bảo vệ và bảo tồn những cá thể tê giác cuối cùng ở Nam Phi, giúp thế giới tránh bài học đau lòng về sự tuyệt chủng của loài tê giác Java một sừng tại tỉnh Lâm Đồng, tổ chức WWF – Việt Nam, mạng lưới giám sát buôn bán động vật hoang dã TRAFFIC, fanpage Quà tặng cuộc sống kêu gọi các bạn trẻ cùng hưởng ứng chiến dịch “1 triệu người giải cứu loài tê giác”.
Chiến dịch đã nhận được rất nhiều sự quan tâm chia sẻ của giới trẻ. Các bức ảnh mô tả tình trạng săn bắn bất hợp pháp và sự sống đang bị đe dọa của loài tê giác liên tục được like, comment và share với số lượng lớn.
Bức ảnh nhận được 20.559 like, 2.516 comment, 567 share, 494.515 reach. |
WWF là tổ chức phi chính phủ lớn nhất thế giới về bảo tồn, với một mạng lưới văn phòng đại diện trên 100 quốc gia và hơn 5 triệu người ủng hộ. Tại Việt Nam, sau chiến dịch Bảo vệ loài tê giác khỏi bờ tuyệt chủng, fanpage WWF Vietnam đã tăng từ 1.158 lên 7.497 like, lượng talking about cũng tăng từ 158 lên 671. Điều này cho thấy mức độ quan tâm của người Việt Nam đối với các thông tin về bảo tồn động vật hoang dã có xu hướng tăng lên. Có thể nói WWF đã làm tốt sứ mệnh của mình trong chiến dịch này, mang đến cho cộng đồng sự hiểu biết và chia sẻ với những nỗ lực bảo vệ động vật hoang dã của thế giới.
Tư liệu: WWF
Theo infonet