Tinh Hoa

Thế giới di động: Tái phạm luật sở hữu trí tuệ

Đây là lần thứ hai chuỗi bán lẻ điện thoại di động và máy tính hàng đầu Việt Nam vi phạm cam kết về Luật Sở hữu trí tuệ.

 

07:12:00 21/08/2012 (GMT+7)  

 
The gioi di dong: Tái phạm luật sở hữu trí tuệ” src=”http://media.tinmoi.vn//2012/08/23/84_44_1345703095_12_image0011345450401_340x250.jpg”>

Kiểm tra cửa hàng The gioi di dong 753 đường Giải Phóng, Hà Nội

 

CôngThương – Không xứng danh Top 500 nhà bán lẻ hàng đầu Châu Á – Thái Bình Dương

Cục Quản lý thị trường vừa bất ngờ thanh tra 4 cửa hàng thuộc hệ thống chuỗi bán lẻ điện thoại di động và máy tính “Thế giới Di động” (TGDĐ) tại 4 địa chỉ: 215 Xã Đàn, 11A Thái Hà, 753 đường Giải Phóng (Hà Nội) và Công ty Cổ phần thương mại thế giới điện tử (chi nhánh của TGDĐ) tại 33 Quang Trung, quận Gò Vấp (TP. Hồ Chí Minh); phát hiện nhiều máy tính xách tay cài đặt phần mềm Microsoft không có bản quyền để bán cho khách hàng.

Điều đáng nói, đây không phải lần đầu tiên TGDĐ bị phát hiện sử dụng  phần mềm không được cấp phép của Microsoft để cài đặt vào máy tính và bán cho khách hàng. Trước đó, tháng 8/2011, đơn vị này cũng đã bị phát hiện và xử phạt do vi phạm bản quyền phần mềm. Thiếu hiểu biết về Luật Sở hữu trí tuệ cũng như những tác hại của phần mềm không có bản quyền chính là nguyên nhân của hành vi vi phạm của TGDĐ. Việc cung cấp các bản dùng thử không có bản quyền cho người sử dụng có thể là “con dao hai lưỡi” bởi việc sử dụng phần mềm lậu sẽ dẫn đến tình trạng thiết bị dễ gặp trục trặc. Khi đó khách hàng sẽ thường xuyên tìm đến TGDĐ khiến nhà cung cấp thiết bị tốn nhiều thời gian và nhân lực để xử lý sự cố hơn mà uy tín vẫn bị suy giảm trong mắt người tiêu dùng. Lời khuyên của các chuyên gia là doanh nghiệp cần tìm kiếm những giải pháp bền vững thông qua việc cộng tác chặt chẽ hơn với các nhà sản xuất phần mềm để đưa ra các chương trình khuyến mại hoặc cập nhật kiến thức cho người sử dụng tại chính các chuỗi cửa hàng của mình. Thông qua các chương trình này, khách hàng có thể sở hữu những gói phần mềm có bản quyền đi kèm thiết bị và có thêm hiểu biết về sở hữu trí tuệ, lợi ích của phần mềm có bản quyền, tác hại của việc sử dụng phần mềm không có bản quyền v.v… Mục đích cuối cùng là mang lại những sản phẩm tốt nhất, sự hài lòng tuyệt đối cho khách hàng và sâu xa hơn là phát triển kinh tế – xã hội.

TGDĐ là doanh nghiệp có bề dày hoạt động đáng khích lệ: Chuỗi bán lẻ điện thoại di động, máy tính với hơn 220 chi nhánh, gần 6.500 nhân viên hoạt động tại 64 tỉnh, thành trên toàn quốc; sau 8 năm hình thành và phát triển, hiện nay trung bình một tháng TGDĐ bán ra hơn 10.000 laptop, trở thành nhà bán lẻ có số lượng laptop được bán ra thị trường lớn nhất cả nước và những thành tích đáng nể phục: Top 500 nhà bán lẻ hàng đầu Châu Á – Thái Bình Dương 2010, Top 5 nhà bán lẻ phát triển nhanh nhất Châu Á – Thái Bình Dương 2010, Top 500 Fast VietNam 2010 (Thegioididong.com nằm trong top 4), Nhà bán lẻ được tín nhiệm nhất 4 năm liên tiếp 2007, 2008, 2009, 2010 (Vietnam Mobile Awards), Giải thưởng thương hiệu nổi tiếng tại Việt Nam năm 2008 theo nhận biết của người tiêu dùng do VCCI cấp, Giải thưởng nhà bán lẻ của năm do báo PCWord Việt Nam tổ chức. Với tư cách là cầu nối giữa người tiêu dùng và nhà sản xuất/phát triển phần mềm, lẽ ra TGDĐ phải tích cực tuyên truyền rộng rãi tầm quan trọng của việc sử dụng phần mềm có bản quyền để cùng góp phần xây dựng một ngành công nghệ thông tin lành mạnh tại Việt Nam, thu hút đầu tư nước ngoài, góp phần phát triển kinh tế quốc gia… thì ngược lại, doanh nghiệp này đã ngang nhiên vi phạm những quy định của Luật Sở hữu trí tuệ.

Đánh cắp tài sản trí tuệ – SOS!

Tôn trọng và sử dụng phần mềm bản quyền chính là đòn bẩy cho nền kinh tế, mà cụ thể là ngành công nghệ thông tin. Theo nghiên cứu của Công ty IDC, ước tính nếu tỉ lệ vi phạm bản quyền phần mềm máy tính cá nhân Việt Nam giảm 10% trong vòng 4 năm thì sẽ có thêm 2.100 việc làm được tạo ra, với các các hoạt động kinh tế trị giá 1,17 tỷ USD và sẽ có thêm 60 triệu USD được bổ sung cho nguồn thu thuế của nhà nước. Ngoài ra, sử dụng phần mềm có bản quyền cũng sẽ giúp người dùng bảo mật thông tin, phòng tránh vi-rut và nguy cơ bị tin tặc tấn công, tải về từ internet các cập nhật mới nhất về sản phẩm hoặc các gói dịch vụ của sản phẩm đang sử dụng, được tư vấn và hỗ trợ trực tiếp từ Microsoft và các đại lý …

Có thể nói, việc làm vi phạm pháp luật gây tổn thất và thiệt hại cho nhà sản xuất phần mềm Microsoft của TGDĐ sẽ ảnh hưởng tới uy tín và thương hiệu mà chính doanh nghiệp này đã xây dựng từ bấy lâu nay bởi các phần mềm không có bản quyền thường bị nhiễm vi-rut và là những phần mềm độc hại có thể làm hỏng ổ cứng dẫn đến mất hết dữ liệu của người dùng. Ngoài ra, người tiêu dùng và người sử dụng không ý thức được mình đang là nạn nhân của hành động vi phạm bản quyền phần mềm nhưng vẫn có thể bị điều tra và bị kiện ra trước tòa. Đây cũng là một bài học cho tất cả các doanh nghiệp, trong đó có hệ thống bán lẻ thị trường trong nước nên nhìn nhận một cách nghiêm túc về Luật Sở hữu trí tuệ để tránh gặp phải những vấn đề rắc rối, thiệt hại nặng về tài sản, uy tín thương hiệu khi “đánh cắp” tài sản trí tuệ của doanh nghiệp khác.

Với tư cách là cầu nối giữa người tiêu dùng và nhà sản xuất/phát triển phần mềm, lẽ ra TGDĐ phải tích cực tuyên truyền rộng rãi tầm quan trọng của việc sử dụng phần mềm có bản quyền để cùng góp phần xây dựng một ngành công nghệ thông tin lành mạnh tại Việt Nam, thu hút đầu tư nước ngoài, góp phần phát triển kinh tế quốc gia…

Bùi Thu Hà