Một bộ lạc bản địa ở Brazil đã thành công đưa Android và Google Earth vào bảo vệ Amazon. Sự kiện này là minh chứng rõ ràng nhất cho cuộc chạy đua ‘công nghệ vì môi trường’ đang diễn ra vô cùng sôi động.
Bộ lạc bản địa Surui ở Brazil đã trở thành nhóm người đầu tiên nhận được xác nhận cho dự án đền bù cacbon vào tháng trước, sau hơn 4 năm hợp tác cùng nhóm phát triển Outreach của Google Earth.
Với sự giúp đỡ của các công cụ Google như smartphone chạy Android, các thành viên của bộ lạc Surui đã tiến hàng đo lượng khí cacbonic thuộc lãnh địa của bộ lạc trong khu rừng nhiệt đới Amazon. Thành viên bộ lạc này đã đệ đơn lên Liên đoàn rừng nhiệt đới và đã được thông qua tháng 5 vừa rồi.
Việc thông qua trình đơn đó biến dự án của bộ lạc Surui trở thành nỗ lực giảm thải cacbon đầu tiên ở Brazil được thông qua bởi cả Ban chứng nhận an toàn Cacbon (VCS) và Ban tiêu chuẩn vàng về khí hậu, cộng đồng và đa dạng sinh học (CCBGS). Bộ lạc này cũng có thể giao dịch lượng cacbon dư thừa từ rừng Amazon trên thị trường cacbon toàn cầu trong 3 thập kỷ tới đây.
Một thành viên bộ lạc Surui đang sử dụng smartphone để đo lượng CO2 |
Bộ lạc Surui sẽ bán phần cacbon thừa đo được cho các công ty quan tâm đến việc bồi thường khí nhà kính (CO2) thải ra từ công nghiệp điện, sản xuất hay là giao thông. Ngoài việc bảo vệ rừng nhiệt đới Amazon, việc mua cacbon sẽ đi kèm với những lợi ích xã hội khác như giúp cho bộ lạc Surui bảo vệ được những truyền thống văn hóa của mình trên mảnh đất tổ tiên.
Theo Rebecca Moore – giám đốc nhóm Outreach của Google Earth, ‘Sự kiện này không chỉ dừng lại ở nỗ lực giảm thải khí nhà kính mà còn có ý nghĩa về mặt xã hội.’
Năm 2008, nhóm dự án Outreach của Google Earth đã đến thăm nơi ở của bộ lạc Surui, theo lời mời của tù trưởng Almir Naramagoya. Họ sống trong khu vực bị chặt phá vô tổ chức và phi pháp. Thành viên bộ lạc Surui muốn được hướng dẫn cụ thể về cách bảo vệ văn hóa khu rừng của họ với những phương tiện kỹ thuật số như Picasa, Youtube hay Blogger.
Một năm sau đó, năm 2009, Moore quay trở lại nơi đây và hướng dẫn cho các thành viên về ứng dụng Open Data trên smartphone Android. Họ sử dụng Android để chụp lại những hành động khai thách gỗ trái phép. Việc này diễn ra trong một khoảng thời gian dài trước khi họ bắt đầu xây dựng dự án Cacbon.
Mặc dù nhiều ý kiến cho rằng dường như dùng công nghệ cao để bảo tồn văn hóa của một bộ lạc hoang dã có vẻ không hợp lý, nhưng theo tù trưởng Amir thì công nghệ tiên tiến phù hợp sẽ giúp tăng thêm sức mạnh cho cuộc sống của toàn bộ lạc. Moore nhấn mạnh tù trưởng Amir rất hy vọng vào một cửa hàng đồ công nghệ cao ngay tại bộ lạc và đó là minh chứng cho niềm tin của toàn bộ tộc rằng công nghệ có thể được sử dụng vào những mục đích tốt đẹp và nên là như thế.
Thùy Phương (Ảnh: Mashable)
(vtc.vn)