[Bocau.net] Nhiều thập kỷ trước, chế độ cộng sản Trung Quốc đã lấy đi những ngôi nhà có quyền sở hữu cá nhân của những cư dân đô thị. Bây giờ họ muốn đòi lại tài sản của mình.
Cứ mỗi thứ hai hàng tuần, những chủ nhân của những “tài sản cho thuê sở hữu cá nhân, được nhà nước bảo quản” ở thành phố Hàng Châu lại khẩn khoản yêu cầu trả lại tài sản cho họ.
Ở thành phố Hàng Châu, thủ phủ của tỉnh Chiết Giang miền đông Trung Quốc, một nhóm các chủ sở hữu tập trung bên ngoài Cục Quản lý Nhà ở mỗi buổi sáng thứ Hai để yêu cầu trả lại những tài sản thuộc quyền sở hữu cá nhân đó.
Bà Gao nói, “Ngôi nhà của bà tôi là 47m2 (506 feet vuông). Các nhà chức trách đã buộc bà phải để ngôi nhà đó dưới sự bảo quản của chính phủ. Bà tôi đã không có sự lựa chọn nào khác ngoài việc tuân theo và ngôi nhà của bà đã bị lấy đi.
Bà Xu nói, “Điều 13 Hiến pháp nói rằng tài sản cá nhân hợp pháp của một ‘công dân’ là bất khả xâm phạm”. Hiến pháp Trung Quốc chỉ đơn thuần là một mảnh giấy vụn thôi sao?”
Trong những năm gần đây, rất nhiều chủ sở hữu các ngôi nhà trên toàn Trung Quốc đã bắt đầu đòi lại những tài sản riêng của mình từ sự bảo quản của chính phủ.
Ngày 10 tháng 12, 2010, Ngày Nhân quyền Thế giới, vài chục người kiến nghị từ Bắc Kinh, tỉnh Vân Nam, tỉnh Hà Nam, tỉnh Chiết Giang, và ở nước ngoài, đã tập trung ở Thượng Hải để thông báo việc thành lập “Hiệp hội những chủ sở hữu tài sản cho thuê cá nhân, được nhà nước bảo quản“
Ở Thượng Hải, một nhóm các chủ nhà yêu cầu trả lại tài sản của họ đã được đăng tải trên một bài viết cùng những hình ảnh trên trang aboluowang.com nói rằng, “Trong năm 1958, rất nhiều tài sản tư nhân đã bị lấy đi. Chúng tôi đã chờ đợi vài thập kỷ rồi, nay phải trả những tài sản đó lại cho chúng tôi.”
Một nhóm những chủ sở hữu tài sản cho thuê ở Thượng Hải đang yêu cầu trả lại tài sản của họ. (theo bbs.aboluowang.com)
Ngày 11 tháng 5, chủ sở hữu một ngôi nhà, Ông Yuan Guozhong, 76 tuổi, nói với tờ The Epoch Times rằng có khoảng 20 chủ sở hữu tài sản đã tới chính quyền thành phố Ôn Châu kiến nghị nhưng bị từ chối. Cách tòa nhà chính phủ một đoạn, họ hô vang khẩu hiệu “hãy trả lại một cách hợp pháp tài sản của chúng tôi!” Đột nhiên, 30 cảnh sát xông ra từ tòa nhà chính phủ và bắt giữ Ông Kong Fannan 67 tuổi và Ông Li Sue 72 tuổi .
Những chủ sở hữu tài sản ở Ôn Châu đang yêu cầu thả Ông Kong Fannan 67 tuổi. (theo bbs.aboluowang.com)
Chủ sở hữu Tang Changqiang nói rằng gia đình ông đã yêu cầu trả lại tài sản suốt từ năm 1959 nhưng không có kết quả. Trong nhiều thập kỷ qua, các thế hệ của những chủ sở hữu tài sản đã trải qua những thử thách tương tự. Việc theo đuổi để lấy lại tài sản cá nhân của mình một cách hợp pháp, họ cảm thấy thất vọng. Điều này đã là một gánh nặng tâm lý cho họ.
Nhà nước Trung Quốc chưa bao giờ công bố số lượng của những loại tài sản cho thuê này. Tuy nhiên, một số tổ chức phi chính phủ cho rằng có hơn 1 triệu tài sản như thế, một số người thậm chí cho rằng có tới vài triệu.
Từ điển
Luật sư nhân quyền nổi tiếng ông Cao Trí Thịnh đã biên soạn về các tài sản cho thuê này vào tháng 9 năm 2005 (trên http://nj-yhml.cn/jzf.htm). Ông nói: “Chủ sở hữu và gia đình của họ từ nhiều nơi đang gửi thư và gọi điện cho tôi. Họ nói rằng các cơ quan chính phủ hiện đang bán những tài sản cho thuê mà đã bị tịch thu bất hợp pháp bởi chính phủ hơn một nửa thế kỷ trước đây.”
Theo khảo sát điều tra của ông Cao, nhà nước bắt đầu lùng sục để có được những tài sản cho thuê bắt đầu từ tháng 5 năm 1956, khi Ban Bí thư Trung ương Đảng Cộng Sản Trung Quốc ban hành một tài liệu nói rằng “Quyền sở hữu tài sản tư nhân tại các khu vực đô thị là đi ngược lại với sự thiết lập chủ nghĩa xã hội.” Do vậy, các tài sản tư nhân “phải được quản lý và cho thuê dưới sự kiểm soát chặt chẽ của chính phủ. Các chủ sở hữu sẽ được khen thưởng hợp lý.”
Gao tin rằng điều này “thực tế [là] sự cưỡng chế dưới luật chuyên quyền của chính phủ. Các chủ sở hữu tài sản tư nhân đã bị buộc phải để cho chính phủ quản lý tài sản của họ. Tuy nhiên, không có thay đổi trong quyền sở hữu tài sản. Gao nói, “Những tài sản cho thuê vẫn thuộc về chủ sở hữu nguyên bản và gia đình của họ, mặc dù sau năm 1964 khi các cơ quan chính phủ khác nhau đã ban hành nhiều văn bản cố gắng thay đổi quyền sở hữu này. Những tài liệu này đi ngược lại Hiến pháp và do đó là bất hợp pháp và không có hiệu lực. “