Tiểu đường là bệnh lý cực kỳ phổ biến cả ở Châu Á lẫn ở các nước phương Tây. Chế độ ăn uống không lành mạnh chính là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra bệnh tiểu đường. Dưới đây là 12 loại thực phẩm nên và không nên có trong chế độ ăn cho người tiểu đường và khả năng giúp bạn chống lại căn bệnh này.
1. Ổi
Loại quả đặc biệt này là một món ăn tuyệt vời giúp chống lại bệnh tiểu đường. Theo nghiên cứu của Đại học I-Shou (Đài Loan), thói quen ăn ổi có thể làm giảm khả năng hấp thu đường trong máu. Ngoài ra, vì rất giàu vitamin C, ổi có thể làm giảm sự tổn thương ở các tế bào mà bệnh tiểu đường gây ra.
2. Thịt bò
Nhiều chuyên gia cho rằng thịt bò đỏ có hại cho sức khỏe. Thực tế thì thịt đỏ và thịt bò có vai trò rất lớn trong việc chống lại bệnh tiểu đường. Nếu sử dụng thịt bò, bạn nên chọn phần phi-lê, thăn hoặc mông. Lượng đạm (protein) trong thịt bò sẽ giúp bạn no lâu và quên đi cảm giác thèm ăn vặt. Ngoài ra, một khi bạn không cảm thấy đói, lượng insulin trong cơ thể cũng giảm xuống.
3. Quả bơ
Bơ xanh rất giàu dinh dưỡng. Loại quả này là một trong số ít những thực phẩm không gây hại cho hệ tiêu hóa. Bơ chứa rất nhiều chất béo không bão hòa, chúng giúp quá trình tiêu hóa diễn ra chậm hơn. Nhờ vậy mà lượng đường trong máu không bị tăng đột ngột sau khi bạn ăn quá no. Các chất béo có lợi trong bơ thậm chí còn giúp đảo ngược tác động của kháng insulin và ngăn chặn nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
4. Hạt é
Hột é có công dụng làm hạ đường trong máu rất tốt. Mỗi ngày dùng khoảng 10gram (1-2 thìa) hạt é ngâm nở ra cho đá vào uống.
Chất xơ cao trong hạt é làm tăng cảm giác no, làm chậm sự hấp thu thức ăn và điều tiết lượng đường trong máu ở người thừa cân, béo phì hoặc tiểu đường.
Hạt é sẽ tiết chất dịch và nở trong nước (20 lần) khi uống chúng sẽ bám vào thành dạ dày tạo thành một thành trì kiểm soát lượng đường hấp thu vào cơ thể.
5. Bơ đậu phộng
Những nghiên cứu gần đây đã phát hiện ra nhiều công dụng tuyệt vời của bơ đậu phộng. Bơ đậu phộng có thể đẩy lùi cảm giác thèm ăn lâu hơn đến 2 tiếng. Ngoài ra, chất béo không bão hòa đơn thể trong bơ đậu phộng cũng hỗ trợ rất nhiều cho quá trình trao đổi chất. Bạn có thể kết hợp bơ đậu phộng ăn bánh mì hoặc rau củ.
6. Măng cụt
Măng cụt là một loại trái cây nhiệt đới được trồng nhiều ở Ấn Độ, Việt Nam và Philippines. Udani, Barrett và Singh – nhóm tác giả của nghiên cứu “Đánh giá về măng cụt” đã chỉ ra rằng: măng cụt có khả năng làm thấp và điều hòa lượng đường trong máu, cải thiện sinh lực, chống viêm.
7. Táo
Thói quen ăn táo chắc chắn sẽ làm sức khỏe của bạn được cải thiện đáng kể. Táo chứa ít calo nhưng lại có hàm lượng chất xơ rất cao (mỗi quả táo chứa trung bình 4g chất xơ).
Ngoài ra, táo còn có khả năng giúp bạn quên đi cảm giác đói và ngăn ngừa các đợt tăng insulin đột ngột giữa các bữa ăn.
Loại quả này có khả năng chống lại tác động xấu của cholesterol và ngăn cản hiện tượng tăng lượng đường một cách đột ngột trong cơ thể. Táo xanh và táo đỏ là 2 loại phổ biến và bổ dưỡng nhất.
Một lát táo trộn với yến mạch và sữa sẽ giúp cơ thể bạn cân bằng năng lượng vào buổi sáng.
8. Trứng
Tiến sĩ Nicholas Fuller (Viện thử nghiệm lâm sàn Boden, Đại học Sydney, Australia) đã tiến hành nghiên cứu về tác động của trứng đối với cơ thể. Theo đó, thói quen sử dụng trứng trong 3 tháng liên tục sẽ giúp bạn kiểm soát tốt cảm giác thèm ăn.
Ngược lại với lầm tưởng của đa số, những người bị bệnh tiểu đường không có dấu hiệu tăng cholesterol sau khi ăn trứng. Trứng chứa nhiều amino acid và hàng loạt các dưỡng chất quan trọng khác. Nhiều người nghĩ rằng ăn lòng đỏ trứng sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Tuy nhiên, thói quen sử dụng 1 hoặc 2 quả trứng mỗi ngày sẽ không gây hại gì cho bạn.
Ăn trứng thường xuyên sẽ giúp bạn chống lại các cơn đói. Đây là giải pháp hàng đầu cho những người muốn ngừa bệnh tiểu đường.
9. Cá trong chế độ ăn dành cho người tiểu đường
Vấn đề lớn nhất của những người mắc bệnh tiểu đường chính là nguy cơ biến chứng sang tim mạch. Thói quen ăn cá đều đặn sẽ giúp bạn giảm đến 40% nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch. Cá chứa nhiều chất béo lành mạnh có tác động tốt đối với cơ thể. Mình đã có bài chứng minh rằng, không phải tất cả các loại chất béo đều có hại. Các acid béo trong cá sẽ làm tăng khả năng kháng viêm, kháng insulin và giảm các triệu chứng của bệnh tiểu đường.
10. Bông cải xanh
Một danh sách thực phẩm nên ăn sẽ không hoàn hảo nếu thiếu bông cải xanh (súp lơ). Bông cải xanh được biết đến như 1 loại siêu thực phẩm. Lý do là vì loại rau này luôn nằm trong top 10 thực phẩm nhiều dinh dưỡng nhất. Vitamin C và các chất chống oxy hóa có trong bông cải xanh sẽ giúp bạn duy trì cảm giác no trong nhiều giờ liền. Ngoài ra, bông cải xanh cũng chứa rất nhiều crom – chất giúp điều hòa lượng đường trong tĩnh mạch và động mạch.
11. Quả chôm chôm
Quả chôm chôm ngoài giá trị dinh dưỡng cao do chứa nhiều vitamin C, giàu đạm, chất béo và các nguyên tố vi lượng như đồng, mangan, kali, canxi, sắt, phospho… còn được dùng để làm thuốc chữa bệnh.
Hạt chôm chôm còn gọi là thiều tử, vị ngọt, tính ấm, chứa nhiều chất béo không no như olein, arachidin (36,26%)…, có tác dụng tiêu viêm kháng khuẩn, được dùng để chữa bệnh tiểu đường, viêm niêm mạc miệng, kiết lỵ, các vết loét lâu ngày, điều chỉnh lipid máu, giảm béo và làm đẹp da.
- Để chữa tiểu đường: dùng 5 hạt chôm chôm rang chín và giã nhuyễn thành bột, chế thêm nước sôi, khuấy đều, để nguội uống 1 – 2 lần trong ngày.
- Để giảm béo: có thể ăn sống hạt chôm chôm hoặc rang rồi trộn với các loại thực phẩm khác.
12. Không nên dùng gạo trắng trong chế độ ăn cho người tiểu đường
Vâng, 11 món đầu tiên là nên ăn, và món thứ 12 là không nên có trong chế độ ăn dành cho người tiểu đường.
Gạo là lương thực chính của người Việt Nam ta, được làm từ lúa và qua quá trình xay xát, vo rửa, nấu chín… đã có nhiều thay đổi về thành phần chất dinh dưỡng.
Bạn có thắc mắc vì sao hạt cơm chúng ta trắng tinh không ?
Là vì thóc được xay để tách bỏ trấu và xát để loại lớp cám và mầm. Sau khi xay xát, có thể đánh bóng để hạt gạo trắng và sáng hơn.
Vì sao lại phải như vậy?
- Do lớp vỏ cám thường cứng và có màu không đẹp mắt nên người ta thường phải chà sạch lớp vỏ cám ấy đi để món cơm được trắng mềm dẻo hơn.
- Vì gạo trắng hạn chế được sự xâm nhập của vi sinh vật và côn trùng gây hại, do đó có thời gian bảo quản dài hơn gạo lức và thóc.
Quá trình xát và đánh bóng làm mất đi nhiều chất dinh dưỡng trong hạt gạo (chất béo trong cám, chất xơ, các vi chất như vitamin nhóm B nhất là B1 trong lớp vỏ cám, muối khoáng). Chất xơ giúp điều hòa hoạt động của hệ tiêu hóa, nuôi dưỡng vi sinh vật đường ruột, chống táo bón, tăng cường miễn dịch và phòng chống được cả các bệnh ung thư ở đại tràng.
Vitamin B lại tan trong nước, nên khi vo rửa gạo, phần vitamin B ít ỏi còn lại cũng mất nốt, và kết quả là cơm chỉ còn tinh bột và đạm thực vật. Không có xơ nên tinh bột được tiêu hóa và hấp thu nhanh làm đường huyết tăng nhanh và nhiều hơn sau ăn. Đây là một trong những nguyên nhân chính của người bệnh tiểu đường.
Nếu không ăn gạo trắng thì nên ăn gì?
- Gạo chà sơ, gạo lức, gạo nguyên cám kèm muối mè, gạo nếp cẩm, gạo huyết rồng, gạo thảo dược… (nói chung những loại gạo mà ko có màu trắng tinh, càng trắng càng KHÔNG TỐT )
- Bắp
- Bánh mì rắc muối mè, bánh mì đen,…
- Khoai lang, các loại khoai,…
- Lúa mạch
- Yến mạch….
- Ngũ cốc
- Các loại đậu: đen, xanh, trắng, đỏ,… (ăn đậu thay cơm, tại sao lại không nhỉ ?)
Thay thế gạo trắng bằng những món ăn trên thường xuyên sẽ giúp bạn giảm đến 70% lượng đường trong máu. Ngoài ra, chúng có nhiều vi chất và hàm lượng chất xơ lớn sẽ khiến quá trình tiêu hóa chậm lại, nhờ vậy mà cơ thể có thể duy trì nguồn năng lượng ổn định từ tinh bột.
Theo Khoemanh.vn