Tinh Hoa

Chính giải «Thánh Kinh•Khải Huyền» (2): Phép tắc thế gian

 

Trong quá khứ, chúng Thần vì để khiến Thiên Địa cũ thoát thai sang Thiên Địa mới, đồng thời cứu chúng sinh từ Thiên Địa cũ sang Thiên Địa vị lai, nên đã an bài một đại sự mà từ khi khai thiên tịch địa chúng Thần không dám làm. Để thành tựu sự kiện này, hết thảy an bài quá trình lịch sử đều nằm trong quyển sách với bảy phong ấn. Vì quyển sách được niêm phong bởi bảy ấn, nên bí mật này trong quá khứ không được Thần và người biết đến, nếu không sẽ can nhiễu an bài của chúng Thần đối với sự kiện này. Mỗi ấn trong bảy phong ấn niêm phong một bộ phận khác nhau của quyển sách. Từ ấn thứ nhất đến ấn thứ tư là liên quan đến phép tắc thế gian mà chúng Thần định đoạt để thành tựu sự kiện này, còn ấn thứ năm là sự kiện bức hại Thánh đồ mãn kiếp số mà chúng Thần cố ý an bài để can nhiễu Cứu Thế Chủ cứu độ chúng sinh thời mạt kiếp. Ấn thứ sáu là ấn của Thượng Đế dành cho các Thánh đồ và chúng sinh được cứu, là cứu ân của Thượng Đế mà quá khứ chúng Thần an bài. Ấn thứ bảy là kết lại toàn bộ quá trình lịch sử, an bài ngày tàn của thế giới và các khổ nạn, từ đó kết thúc Thiên Địa cũ, thành tựu Thiên Địa mới.

Bởi vì quyển sách lịch sử với bảy phong ấn này đặc biệt hướng vào Thánh John để triển hiện sự kiện tất thành trong tương lai, nên nó chỉ thông qua năm trường cảnh để hiển hiện phép tắc thế gian cho Thánh John, còn phương thức cụ thể để thực hiện những phép tắc này thì không được triển hiện.

﹡﹡﹡﹡﹡﹡﹡﹡﹡﹡﹡﹡﹡﹡﹡﹡﹡﹡﹡﹡﹡﹡﹡﹡﹡﹡

【Nguyên văn Khải Huyền

6:01 “Bấy giờ tôi thấy Chiên Con mở một trong bảy ấn, và tôi nghe một trong bốn Sinh Vật cất tiếng vang như sấm hô, ‘Hãy đến!’.”

6:02 “Kìa, tôi thấy một con ngựa trắng, và người cưỡi ngựa có một cây cung và được ban cho một mão chiến thắng; người ấy đi ra chinh phục để chiến thắng.”

【Gỡ bỏ phong ấn

Ấn thứ nhất tiết lộ sự thật Thiên định, tức triển hiện lịch sử của nhân loại do Thần an bài, kỳ thực là lịch sử “người thắng làm Vua”.

“Người cưỡi ngựa” không nhất định là người, mà có thể là Thần, cũng có thể là sinh mệnh khác, nhưng các sinh mệnh này đã chuyển sinh thành người thì chính là người.

Chỉ Vua mới có vương miện, tức “mão chiến thắng”. Thắng một lần thì không phải là người thắng, mà “chinh phục để chiến thắng” mới là người thắng, người thắng chính là Vua.

Vị Vua “chinh phục để chiến thắng” này mọi người đều biết, nên mới cưỡi “ngựa trắng”. Vua không cần dùng đao thương để chiến thắng, nên “có một cây cung”.

“Được ban cho một mão chiến thắng” chứng tỏ vị Vua này đã được Thần an bài để chiến thắng. Ngoài ra «Khải Huyền» dùng “người ấy đi ra” là rất diệu dụng, chứng tỏ cá nhân này đã được Thần an bài tích phúc phận tại thế gian, rồi sau đó mới đầu thai để làm Vua tại nhân gian.

﹡﹡﹡﹡﹡﹡﹡﹡﹡﹡﹡﹡﹡﹡﹡﹡﹡﹡﹡﹡﹡﹡﹡﹡﹡﹡

【Nguyên văn Khải Huyền

6:03 “Khi Chiên Con mở ấn thứ hai, tôi nghe Sinh Vật thứ hai hô, ‘Hãy đến!’.”

6:04 “Bấy giờ có một con ngựa khác, một con ngựa tía, đi ra. Người cưỡi ngựa được ban cho quyền cất đi hòa bình trên đất, khiến người ta giết hại lẫn nhau, và người ấy được ban cho một thanh gươm lớn.”

【Gỡ bỏ phong ấn

Khi con người tại thế gian đang vui hưởng thái bình, thì Thần lại đoạt thái bình ở nhân gian bằng cách đem quyền bính cấp cho Sát Tinh, để ông ta đầu thai đến nhân gian phá hoại hòa bình. Cũng là nói rằng, có một số người là Thần chuyên môn an bài đến thế gian làm loạn. Khi ấn thứ hai được mở ra, thì kỳ thực lịch sử nhân loại không hề có thái bình, ấy chính là lịch sử “binh chinh thiên hạ”.

Giết hại chính là đỏ màu máu, do đó sinh mệnh này cưỡi “ngựa tía”.

Dùng gươm lớn chứng tỏ tàn sát rất tàn khốc, vậy nên “người ấy được ban cho một thanh gươm lớn” để giết người, gây ra chiến tranh đẫm máu.

Nghĩ lại thấy trên mặt đất có Thái Bình Thiên Quốc, chủ nghĩa cộng sản, sở dĩ có người đi theo kỳ thực là do bị ma quỷ lợi dụng và lừa dối, căn bản không phù hợp với Thiên lý chính thường mà chúng Thần an bài cho con người.

﹡﹡﹡﹡﹡﹡﹡﹡﹡﹡﹡﹡﹡﹡﹡﹡﹡﹡﹡﹡﹡﹡﹡﹡﹡﹡

【Nguyên văn Khải Huyền

6:05 “Khi Chiên Con mở ấn thứ ba, tôi nghe Sinh Vật thứ ba hô, ‘Hãy đến!’ Kìa, tôi thấy một con ngựa ô, và người cưỡi ngựa có một cái cân trong tay.”

6:06 “Tôi lại nghe có tiếng giữa bốn Sinh Vật nói rằng, ‘Một lon lúa mì giá một đơ-na-ri, ba lon lúa mạch giá một đơ-na-ri, nhưng chớ làm tổn thất dầu và rượu’.”

【Gỡ bỏ phong ấn

Ấn thứ ba triển hiện xã hội nhân loại mà chúng Thần an bài tuy không có thái bình, nhưng có “cái cân” để đánh giá lương tâm đạo đức.

“Lương tâm đạo đức” đối với con người mà nói, tuy không nhìn thấy được nhưng là tồn tại chân thật, do đó mới cưỡi “ngựa ô”, cũng giống như bắt kẻ trộm trong đêm tối vậy.

Tuy con người nhìn không thấy, nhưng đạo đức Thiện-ác là có tiêu chuẩn mà Thần định ra, có thể “cân đong” được, do vậy mới “có một cái cân trong tay”.

«Khải Huyền» đã mượn lời dị thú, dùng ví dụ “Một lon lúa mì giá một đơ-na-ri, ba lon lúa mạch giá một đơ-na-ri, nhưng chớ làm tổn thất dầu và rượu” để thuyết minh một đơ-na-ri mua được bao nhiêu cũng không quan trọng, miễn là phải công bằng. Đánh giá đạo đức con người mới là quan trọng, do vậy mới dùng “chớ làm tổn thất” để khải thị thế nhân không được làm điều xấu, bởi vì đâu đâu cũng có “cái cân” để đánh giá đạo đức lương tâm.

﹡﹡﹡﹡﹡﹡﹡﹡﹡﹡﹡﹡﹡﹡﹡﹡﹡﹡﹡﹡﹡﹡﹡﹡﹡﹡

【Nguyên văn Khải Huyền

6:07 “Khi Chiên Con mở ấn thứ tư, tôi nghe tiếng của Sinh Vật thứ tư hô, ‘Hãy đến!’.”

6:08 “Kìa, tôi thấy một con ngựa xám, và người cưỡi ngựa có tên là Tử Thần; cũng có Âm Phủ đi theo sau hắn. Chúng được ban cho quyền hành trên một phần tư trái đất, để giết hại người ta bằng gươm đao, nạn đói, ôn dịch, và thú dữ trên đất.”

【Gỡ bỏ phong ấn

Ấn thứ tư chỉ ra rằng sinh-lão-bệnh-tử kỳ thực là đạo lý do Thần an bài. Rất nhiều tai họa của con người đều là do “Tử Thần” chưởng quản, cũng như người phương Đông thường gọi là “Diêm Vương”. “Tử Thần” và các chủng thiên tai nhân họa thì con người đều biết, nhưng không minh bạch, do đó mới gọi là cưỡi “ngựa xám”, không trắng mà cũng không đen.

Tại đây, «Khải Huyền» đã nói với chúng ta một chân tướng, đó là cho dù là tai họa gươm đao hay các loại thiên tai, bất hạnh mà con người phải gánh chịu, thì đều là do Thần an bài, hơn nữa đã sớm định đoạt trong cuốn sách với bảy phong ấn từ khi khai sáng nhân loại. Do đó, cách nghĩ “nhân định thắng Thiên” thực ra là rất buồn cười; “oán Trời trách người”, trong tai nạn trước mặt mà không phản tỉnh cũng đều không phải ngẫu nhiên. Các tai họa tự nhiên đều là do con người tự mình gây ra.

﹡﹡﹡﹡﹡﹡﹡﹡﹡﹡﹡﹡﹡﹡﹡﹡﹡﹡﹡﹡﹡﹡﹡﹡﹡﹡

【Nguyên văn Khải Huyền

6:09 “Khi Chiên Con mở ấn thứ năm, tôi thấy dưới bàn thờ có các linh hồn của những người đã bị giết vì Đạo của Đức Chúa Trời và vì lời chứng mà họ giữ vững.”

6:10 “Những người ấy kêu lớn rằng, ‘Lạy Chúa Toàn Năng, Đấng Thánh Khiết và Chân Thật, còn bao lâu nữa Ngài mới xét xử và báo trả những kẻ sống trên đất về tội làm đổ máu chúng con?’.”

6:11 “Bấy giờ mỗi người của họ được ban cho một chiếc áo choàng trắng, và họ được bảo rằng hãy an nghỉ và chờ đợi thêm ít lâu, cho đến khi đủ số bạn đồng lao và anh chị em của họ bị giết như họ.”

【Gỡ bỏ phong ấn

“Bàn thờ” ở đây chỉ bàn thờ trong Cung điện của Thượng Đế khi phán xét cuối cùng tới.

“Đạo của Đức Chúa Trời” ở đây thực ra phiên dịch chưa được chính xác. Nguyên tiếng Anh là “the word of God”, chính là “Đạo của Thần”, chuyên từ này sẽ được giải thích kỹ hơn trong chính giải Chương 19, tiết 13. “The word of God” là cách tôn xưng chuyên dùng trong «Khải Huyền» đối với Chủ Thần, tức Cứu Thế Chủ hạ thế độ nhân. Đây cũng là cách tôn xưng của chúng Thần trên thiên giới đối với Chủ Thần, và không thể được tùy tiện sử dụng trong «Khải Huyền», cũng như “Yahweh” là chỉ riêng Thiên Chúa Jehovah, hay “Jesus” là chỉ riêng Chúa Jesus vậy. Do đó, phiên dịch chính xác ở đây phải là “Đạo của Thần”, cũng chính là Cứu Thế Chủ “vạn vương chi Vương, vạn chủ chi Chủ”. Một số tín đồ Cơ Đốc cho rằng Vua của các vị vua chính là Chúa Jesus, thực ra là hoàn toàn sai, đều bị mê hoặc bởi cái tình của con người. “Đạo của Thần”, tức Cứu Thế Chủ Thành Tín Chân Thật “vạn vương chi Vương, vạn chủ chi Chủ”, chính là Pháp Luân Thánh Vương Lý Hồng Chí Sư Phụ. Việc «Khải Huyền» tiên tri Cứu Thế Chủ chính là Pháp Luân Thánh Vương Lý Hồng Chí Sư Phụ có thể được tham khảo trong nội dung tương quan ở bộ phận thứ tám, Chương 19 tiết 11-16.

“Vì lời chứng” là chỉ tín niệm kiên định của các Thánh đồ khi theo sát Cứu Thế Chủ trong khảo nghiệm khó khăn thời mạt thế, cũng như tín niệm của những người từng là đệ tử của chư Phật Thế tôn. Nếu các đệ tử Đại Pháp nào hiện nay đã từng là đệ tử của Chúa Jesus 2.000 năm trước, thì họ là “vì lời chứng với Chúa Jesus”; nếu các đệ tử Đại Pháp nào hiện nay đã từng là đệ tử của Phật Thích Ca Mâu Ni 2.500 năm trước, thì họ là “vì lời chứng với Phật Thích Ca Mâu Ni”; nếu các đệ tử Đại Pháp nào hiện nay đã từng là đệ tử của Lão Tử năm xưa, thì họ là “vì lời chứng với Lão Tử”. Lấy ví dụ, “vì lời chứng với Chúa Jesus” chính là những người Do Thái 2.000 năm trước đây từng được Chúa Jesus chuộc tội, tức 144.000 đệ tử của Chúa Jesus. Những người này năm xưa đã theo Chúa Jesus chứng thực với thế nhân thế nào là Thánh đồ, chứng thực tín niệm kiên định của Thánh đồ đi theo Cứu Thế Chủ, có chết cũng không từ là như thế nào. Tín niệm này chính là điều Chương 12, tiết 11 miêu tả là “Và nhờ những lời làm chứng của họ; Vì họ không tham sống sợ chết”. Họ đã chứng thực tín niệm này, từ đó Thánh đồ gặp nạn thời mạt thế có thể lấy đó làm tham chiếu. Bởi vậy, một số người trong số họ đã được an bài chuyển sinh đến vương quốc ma quỷ vào thời mạt thế để trở thành đệ tử của Cứu Thế Chủ “vạn vương chi Vương, vạn chủ chi Chủ”, tức đệ tử Đại Pháp. Một số người từng là đệ tử Chúa Jesus năm xưa đã bị Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) bức hại đến chết trong đại hoạn nạn ngày nay. Họ chính là những linh hồn được phục sinh lần thứ nhất mà Chương 20, tiết 4 «Khải Huyền» nói tới.

“Số bạn đồng lao”: chỉ những người cùng là đầy tớ của Thượng Đế, tức đã từng là huynh đệ đồng môn của các đệ tử Đại Pháp bị bức hại đến chết như đã nói ở trên. Họ từng là đệ tử của chư Phật Thế tôn, và nay cũng trở thành đệ tử Đại Pháp. Trong số đệ tử Đại Pháp, ngoài đệ tử của Phật Thích Ca Mâu Ni, Chúa Jesus, Lão Tử, v.v. còn có những người chưa từng là đệ tử của những chư Phật Thế tôn này. Các đệ tử Đại Pháp này bởi vì không mang sứ mệnh và lời chứng với những chư Phật Thế tôn ấy, nên họ không là đầy tớ của Thượng Đế, mà là người được Cứu Thế Chủ cứu độ.

“Họ” là chỉ những Thánh đồ bị giết vì lời chứng. “Anh chị em của họ” là chỉ những người từng là đệ tử đồng môn của chư Phật Thế tôn cùng với đệ tử Đại Pháp, nhưng họ vẫn chưa trở thành đệ tử Đại Pháp. “Bị giết như họ” nghĩa là những người “anh chị em” này (không phải đệ tử Đại Pháp) bị sát hại trong đại hoạn nạn bức hại Thánh đồ, cũng giống những người từng giữ lời chứng với Chúa Jesus năm xưa. Chẳng hạn các luật sư nhân quyền chỉ vì biện hộ cho học viên Pháp Luân Công mà bị ĐCSTQ bức hại.

“Cho đến khi đủ số”: cũng giống điều người phương Đông thường nói là “mãn kiếp số”. Ở đây đã tiết lộ một chân tướng, đó là sự kiện bức hại đệ tử Đại Pháp hôm nay đã được an bài từ xa xưa trong cuốn sách lịch sử với bảy phong ấn, do vậy mới nói là “cho đến khi đủ số”.

Đại hoạn nạn bức hại Thánh đồ này, thậm chí đợi cho tới khi số người bị bức hại đến chết đủ số này, hoàn toàn là hủy diệt chúng sinh. Tuy nhiên, Cứu Thế Chủ từ bi vô hạn muốn cứu độ hết thảy chúng sinh. Do đó, khi tiến hành thẩm phán và an bài, Cứu Thế Chủ chỉ chiếu theo Chân-Thiện-Nhẫn, chứ không thừa nhận phép tắc được chúng Thần an bài trong quyển sách lịch sử với bảy phong ấn. Từ tháng 7 năm 1999 đến nay, đại hoạn nạn bức hại Thánh đồ được an bài này đã bị đồ đệ Đại Pháp phủ định toàn bộ dưới dẫn dắt của Cứu Thế Chủ, kiếp số vốn định trước nay đã phát sinh biến hóa rất lớn.

﹡﹡﹡﹡﹡﹡﹡﹡﹡﹡﹡﹡﹡﹡﹡﹡﹡﹡﹡﹡﹡﹡﹡﹡﹡﹡

Để thuận tiện cho độc giả chính giải chân ý của «Khải Huyền», dưới đây chúng ta sẽ hình thành bộ phận thứ hai “Phép tắc thế gian” dựa trên cơ sở gỡ bỏ phong ấn ở trên, toàn bộ tổng hợp như sau. Trong đó, phần chữ số bên tay trái đại biểu chương tiết nguyên văn đối ứng với chân ý trong chính giải.

6:01 “Bấy giờ tôi thấy Chúa Jesus mở một trong bảy ấn, và tôi nghe một trong bốn Sinh Vật cất tiếng vang như sấm hô, ‘Hãy đến xem!’”.

6:02 “Tôi bèn nhìn vào, thấy quyển sách với bảy phong ấn cấp cho nhân loại lịch sử ‘người thắng làm Vua, vương giả trị quốc’. Vua ở nhân gian là tâm điểm chú ý của chúng nhân, nên cưỡi ngựa trắng và mang một cây cung. Vua do Thiên định, do vậy sau khi được cấp vương miện chiến thắng, ông mới chuyển sinh đến nhân gian, chinh phục để chiến thắng, cuối cùng trở thành Vua ở nhân gian”.

6:03 “Khi Chúa Jesus mở ấn thứ hai, tôi nghe Sinh Vật thứ hai hô, ‘Hãy đến xem!’”.

6:04 “Tôi bèn nhìn vào, thấy quyển sách với bảy phong ấn cấp cho nhân loại lịch sử chẳng hề có thái bình, mà toàn xung đột đẫm máu. Khi con người đang vui hưởng thái bình, thì thiên thần lại phái Sát Tinh xuống đoạt lấy thái bình, khiến người ta giết hại lẫn nhau, do vậy ông ta cưỡi ngựa tía. Không chỉ mất thái bình, mà còn đẫm máu, nên cấp cho ông ta gươm lớn để chém người”.

6:05 “Khi Chúa Jesus mở ấn thứ ba, tôi nghe Sinh Vật thứ ba hô, ‘Hãy đến xem!’ Tôi bèn nhìn vào, thấy quyển sách với bảy phong ấn cấp cho nhân loại lịch sử tuy không có thái bình, nhưng có cái cân để đánh giá lương tâm đạo đức. Cái cân trong tay Thần này đang đánh giá lương tâm đạo đức người ta, nhưng người không biết quỷ không hay, nên mới có người cưỡi ngựa ô, tựa như bắt kẻ trộm trong đêm tối vậy”.

6:06 “Tôi lại nghe có tiếng giữa bốn Sinh Vật nói rằng, ‘Một lon lúa mì giá một đơ-na-ri, ba lon lúa mạch giá một đơ-na-ri, mua được bao nhiêu không quan trọng, miễn là phải công bằng. Không được làm điều xấu, cũng như dầu và rượu là thành quả lao động nên không được làm tổn thất, bởi vì đâu đâu cũng có cái cân để đánh giá đạo đức lương tâm’”.

6:07 “Khi Chúa Jesus mở ấn thứ tư, tôi nghe tiếng của Sinh Vật thứ tư hô, ‘Hãy đến xem!’”.

6:08 “Tôi bèn nhìn vào, thấy quyển sách với bảy phong ấn cấp Tử Thần đi theo người ta, nên tất nhiên có sinh-lão-bệnh-tử, thiên tai nhân họa. Tử Thần được chúng Thần ban cho quyền bính, Địa phủ Âm tào là do ông ta quản, gươm đao, nạn đói, ôn dịch, và thú dữ cũng là do ông ta quản. Ai ai cũng biết sẽ phải gặp Tử Thần, nhưng biết mà như không biết, cũng giống người cưỡi ngựa xám, đen không đen mà trắng không trắng”.

6:09 “Khi Chúa Jesus mở ấn thứ năm, tôi thấy trong quyển sách với bảy phong ấn xuất hiện bàn thờ, dưới bàn thờ có các linh hồn. Họ đều từng là đệ tử của chư Phật Thế tôn 2.000 năm trước, vào thời mạt thế chuyển sinh đến Trung Quốc, lại trở thành đệ tử của Cứu Thế Chủ “vạn vương chi Vương, vạn chủ chi Chủ” Thành Tín Chân Thật, tức Pháp Luân Thánh Vương Lý Hồng Chí Sư Phụ. Trong đại hoạn nạn, họ sẽ chứng thực tín niệm kiên định theo sát Cứu Thế Chủ, dẫu chết cũng không từ, cũng giống các linh hồn từng bị sát hại vì theo Chúa Jesus năm xưa”.

6:10 “Những linh hồn ấy kêu lớn rằng, ‘Lạy Cứu Thế Chủ, Đấng Thánh Khiết và Chân Thật, còn bao lâu nữa Ngài mới thẩm phán những kẻ từng hại mệnh chúng con tại nhân gian, chúng con còn phải đợi bao lâu nữa?’”.

6:11 “Bấy giờ mỗi linh hồn được ban cho một chiếc áo choàng trắng, và có tiếng nói an ủi họ: ‘Các con hãy ở đây an nghỉ một lúc, và đợi các nô bộc của Thượng Đế như các con. Họ đều từng là đệ tử đồng môn của các con, cũng bị sát hại như các con. Đợi đến khi mãn kiếp số, ngày tàn của thế giới bắt đầu, chúng Thần sẽ giải oan cho các con’”.

(còn tiếp)

Tác giả: Bạch Ca/Chanhkien

Trọn bộ:

Chính giải «Thánh Kinh•Khải Huyền»: Lời kết

Chính giải «Thánh Kinh•Khải Huyền» (9): Phục sinh và tân Thiên, tân Địa

Chính giải «Thánh Kinh•Khải Huyền» (8): Trừng phạt vương triều Trung Cộng và người nhận ấn thú (Phần 2)

Chính giải «Thánh Kinh•Khải Huyền» (8): Trừng phạt vương triều Trung Cộng và người nhận ấn thú (Phần 1)

Chính giải «Thánh Kinh•Khải Huyền» (7): Thưởng phạt trong thẩm phán

Chính giải «Thánh Kinh•Khải Huyền» (6): Ngày tàn của thế giới

Chính giải «Thánh Kinh•Khải Huyền» (5): Thụ ấn của Thượng Đế

Chính giải «Thánh Kinh•Khải Huyền» (4): Bức hại Thánh đồ mãn

Chính giải «Thánh Kinh•Khải Huyền» (3): Vương quốc ma quỷ

Chính giải «Thánh Kinh•Khải Huyền» (2): Phép tắc thế gian

Chính giải «Thánh Kinh•Khải Huyền» (1): Thiên giới thịnh hội

Chính giải «Thánh Kinh•Khải Huyền»: Lời mở đầu