Tinh Hoa

10 điều đặc biệt trong giáo dục giúp Nhật Bản cường thịnh

Nhật Bản là đất nước nằm trong top đầu những quốc gia mạnh trên thế giới.  Vậy người Nhật đã làm thế nào để bứt phá và tạo dựng cho mình một chỗ đứng trên toàn cầu như vậy? Thật ra nguyên do đều bắt nguồn từ thể chế giáo dục đáng được thế giới học tập của họ.

Học sinh Nhật Bản được học phép lịch sự trước khi học kiến thức. (Ảnh: Toplist.vn)

1. Học phép lịch sự trước khi học kiến thức

Ngay từ những ngày đầu cho đến trước năm thứ tư tiểu học, các trường học ở Nhật đều không tổ chức thi cử, chỉ có kiểm tra theo lớp. Họ cho rằng trước năm thứ tư tiểu học thì những gì cần học không phải là kiến thức mà là để các em nhỏ biết được tầm quan trọng của phép lịch sự.

Họ dạy các em nhỏ phải biết tôn trọng lẫn nhau, đồng thời biết thân thiện với thiên nhiên và động vật. Các em cũng học được cách chia sẻ và thấu hiểu. Ngoài ra, học cách kiên trì, tự kiềm chế bản thân và biết đâu là đúng sai cũng rất quan trọng.

2. Năm học mới bắt đầu từ ngày 1/4

Tháng 4 là thời gian hoa anh đào nở, cũng là lúc bắt đầu năm học mới.

Các quốc gia khác trên thế giới thông thường đều bắt đầu năm học mới vào khoảng tháng 9 hoặc tháng 10. Còn ở Nhật, tháng 4 là thời gian hoa anh đào nở, vì vậy khi bắt đầu năm học mới, các em học sinh có thể nhìn thấy hoa anh đào tươi đẹp. Ngoài ra, một năm học của họ có 3 học kỳ, mỗi học kỳ có 6 tuần. Bên cạnh đó, học sinh Nhật Bản được nghỉ hè tới 6 tuần, thậm chí còn có hai tuần nghỉ đông (vì mùa đông ở đây khá lạnh).

3. Trường học ở Nhật do học sinh tự mình quét dọn, không tuyển nhân viên lao công

Học sinh Nhật cần phải tự mình quét dọn khu vực trong trường học.
Học sinh Nhật Bản phải tự mình quét dọn sạch sẽ khu vực trong trường học, các em học sinh sẽ phân tổ để lao động vệ sinh, từ đó học được tinh thần đồng đội và hỗ trợ lẫn nhau. Ngoài ra, điều này cũng có thể giúp các em học cách tôn trọng những công việc khác nhau.

4. Trường học Nhật Bản cung cấp bữa trưa dinh dưỡng

Nhà trường cung cấp những bữa trưa dinh dưỡng.

Bữa trưa dinh dưỡng được nhà trường cung cấp theo hệ thống giáo dục Nhật Bản có thể bảo đảm sự cân bằng dinh dưỡng của học sinh. Các em học sinh sẽ ăn cơm cùng các bạn học khác và giáo viên trong phòng học, đồng thời cũng có thể bồi dưỡng tình cảm giữa các em học sinh với nhau cũng như giữa giáo viên và học sinh.

5. Các buổi học ngoại khóa rất quan trọng

Vào kì nghỉ hoặc cuối tuần, các em học sinh vẫn có những buổi học ngoại khóa.

Để vào được trường cấp 2 tốt, học sinh Nhật Bản phải tham dự các lớp ngoại khóa sau giờ học. Ngoài 8 tiếng học chính khóa mỗi ngày, các em vẫn học vào cuối tuần và trong các kỳ nghỉ. Không có gì đáng ngạc nhiên khi số học sinh ở xứ sở mặt trời mọc gần như không ai bị đúp trong suốt thời gian đi học.

6. Các trường công lập phải dạy nghệ thuật truyền thống

Trẻ học thư pháp và thơ ca.

Những gì được coi là kiến thức cơ bản của hệ thống trường công lập Nhật Bản đã vượt xa khỏi phạm vi nền tảng giáo dục được xác định bởi hầu hết các trường công lập Mỹ. Sinh viên Nhật Bản được dạy nghệ thuật truyền thống như Shodo (thư pháp Nhật Bản) và haiku, một thể chính của thơ. Shodo liên quan đến chữ Hán viết và ký tự kana với một bàn chải tre bằng mực trên giấy gạo. Nghệ thuật đòi hỏi kiến thức ngôn ngữ và giúp chúng tôn trọng truyền thống văn hóa. Các nghề thủ công viết haiku để thúc đẩy sinh viên có nhận thức về giá trị truyền thống văn hóa của quốc gia.

7. Học sinh phải mặc đồng phục khi đi học

Hầu như tất cả các học sinh trung học đều phải mặc đồng phục khi đến lớp.

Từ trung học, tiểu học, gần như tất cả các trường công lập Nhật Bản đều yêu cầu học sinh phải mặc đồng phục. Tiêu chuẩn khác nhau, nhưng tựu chung thì đồng phục ở Nhật đều có đặc điểm sau: phong cách quân sự, đồng phục màu đen cho nam, áo và váy thuỷ thủ đối với nữ. Đồng phục trường học thường có màu sắc, kiểu cắt và cách trang trí đơn giản, khiêm tốn. Quy định này có thể giúp học sinh có cảm giác đang ở trong môi trường học đường và cũng tạo cho các em sự hòa đồng.

8. Tỉ lệ chuyên cần ở trường học Nhật Bản là 99.9%

Học sinh Nhật chẳng những không trốn học mà cũng rất ít đi trễ.

Hầu như tất cả mọi người đều từng có suy nghĩ muốn trốn học, nhưng học sinh Nhật lại không như thế. Các em chẳng những không trốn học mà cũng rất ít đi trễ. Thậm chí có 91% tỉ lệ học sinh chưa từng thiếu tập trung nghe giáo viên giảng bài khi lên lớp. Nhìn vào con số trên cũng đủ biết mức giáo dục ở đất nước này cao như thế nào.

9. Chế độ thi cử nhập học đại học

Chỉ có 76% học sinh trung học có thể vào được đại học.

Vào năm cuối trung học, học sinh phải lựa chọn trường mà các em muốn theo học, đồng thời phải trải qua kì thi của trường đại học đó. Nếu như trượt thì sẽ không thể vào được đại học. Thế nhưng sự cạnh tranh trong kì thi này rất quyết liệt, chỉ có 76% học sinh trung học có thể vào được đại học, cũng vì điều này mà thời gian chuẩn bị thi đại học được gọi là “địa ngục”.

10. Đại học là một “kỳ nghỉ”

Ở Nhật, những năm đại học được xem như khoảng thời gian vui vẻ nhất trong đời người.

Những học sinh thuận lợi vượt qua “địa ngục” và vào được đại học thì sẽ có thể thở phào nhẹ nhõm. Tại Nhật, đại học được xem như khoảng thời gian tuyệt vời nhất trong cuộc đời các em học sinh. Người Nhật vẫn xem đây là “kỳ nghỉ” của sinh viên trước khi bắt đầu cuộc sống làm việc đầy áp lực.

Theo Trithucvn