Nội chiến Syria, thảm kịch chiến tranh không chỉ cướp đi sự sống của hàng nghìn người dân vô tội bởi súng đạn mà còn cướp đi mạng sống của hàng nghìn đứa trẻ vì đói.
Anh Saleh al-Faqeh nắm chặt bàn tay không còn sức sống của con gái, cô bé vừa trút hơi thở cuối cùng tại khu chữa trị bệnh nhân suy dinh dưỡng trong một bệnh viện lớn ở thủ đô Sanaa, Yemen. Bé Hajar al-Faqeh, 4 tháng tuổi, chỉ là một trong số hàng nghìn trẻ em chết vì suy dinh dưỡng ở Yemen, nơi cuộc khủng hoảng lượng thực hoành hành sau 3 năm nội chiến
Thi thể của Hajar được đặt cạnh một bé trai qua đời cùng ngày, Mohammed Hashem cũng chết vì đói. Các bác sĩ xác nhận hai nạn nhân không thể chống chọi với tình trạng suy dinh dưỡng trầm trọng. “Con gái tôi đã nằm hai tháng ở bệnh viện tỉnh Sadaa, nhưng chúng tôi phải đem con bé đến Sanaa mới mong khỏi bệnh”, người cha nói với phóng viên Reuters. Tỉnh Sadaa là thành trì của phiến quân Houthi do Iran “chống lưng”. Suốt 4 năm qua, tổ chức này chiến đấu với quân đội chính quyền được Saudi Arabia ủng hộ, cuộc nội chiến đã lấy đi sinh mạng hơn 10.000 người.
Gia đình anh Faqeh trải qua một chuyến đi đầy nguy hiểm để mang con gái từ Sadaa đến Sanaa. Họ băng qua những ngọn núi nơi liên quân Saudi thường xuyên không kích phiến quân Houthi. “Tôi từng làm thợ hồ kiêm công việc lái xe. Tôi làm mọi thứ có thể, nhưng giờ tôi đã thất nghiệp”, anh Faqeh nói. Hồi tháng 9, bà Meritxell Relano, trưởng đại diện Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF) ở Yemen, cho biết hơn 11 triệu trẻ em, tức 80% trẻ dưới 18 tuổi, ở Yemen đang đối mặt với tình trạng thiếu hụt lương thực, bệnh tật, không có chỗ ở, và không được hỗ trợ dịch vụ xã hội thiết yếu
Theo báo cáo từ Liên Hợp Quốc, 22 triệu trong tổng số 29 triệu dân Yemen đang sống dựa vào nguồn trợ cấp nhân đạo. Gần 18 triệu người luôn trong tình trạng đói, 8,4 triệu người đói trầm trọng. Tại một bệnh viện ở Taiz, thành phố lớn thứ 3 của Yemen, cậu bé Ghazi Mohammed, 10 tuổi, chỉ nặng 8,5 kg, bằng 1/3 cân nặng trung bình của một đứa trẻ cùng tuổi. “Nguồn trợ giúp nhân đạo tại Yemen không đến được những người thực sự cần nó. Việc phân phối là hoàn toàn ngẫu nhiên”, ông Amen al-Asli, bác sĩ của Mohammed, nói.
Các nước phương Tây, vốn cung cấp vũ khí cho liên quân Saudi, giờ đây kêu gọi chấm dứt cuộc nội chiến, sau vụ mất tích của nhà báo Jamal Khashoggi hồi đầu tháng 10. Cái chết của ông Khashoggi phơi bày chính sách ngoại giao hung hăng của Saudi Arabia, đặc biệt là ở Yemen. Tuy nhiên, lời kêu gọi kết thúc chiến tranh dường như là quá trễ đối với hàng triệu người Yemen đang đối mặt với tình trạng thiếu hụt lương thực. Trong ảnh, bé Ferial Elias, 2 tuổi, đang được cân tại khu chữa trị bệnh nhân suy dinh dưỡng, bệnh viện al-Thawra.
“Các em cần được chăm sóc toàn diện, tại bệnh viện và ở nhà. Đương nhiên điều này phụ thuộc vào khả năng tài chính của cha mẹ, trong lúc cả gia đình có thể bị suy dinh dưỡng”, bác sĩ Youssef al-Salawi nói. Ở Taiz, trẻ em chiến đấu giữ lại mạng sống trong lúc quân đội và phiến quân Houthi bắn tên lửa và nã đạn vào nhau ngay trên đường phố. “Điều quan trọng nhất đối với người dân Yemen là cuộc chiến này phải chấm dứt càng sớm càng tốt”, ông Stephen Anderson, giám đốc tổ chức Chương trình Lương thực Thế giới (WFP) tại Yemen, nói.
>>> Phó TT Mỹ Mike Pence: Biển Đông không của riêng nước nào
>>> Anh quyết định rời khỏi liên minh châu Âu
Theo news.zing.vn