Tổ chức Y tế Thế giới hồi tháng 3/2016 công bố ước tính cứ 4 người chết thì có 1 người tử vong do hậu quả của việc sống hoặc làm việc trong môi trường ô nhiễm, tương đương với khoảng 12,6 triệu người thiệt mạng mỗi năm.
Theo báo cáo của WHO, ô nhiễm môi trường đã gây ra cái chết của 12,6 triệu người hàng năm, do điều kiện sống hoặc làm việc trong môi trường độc hại.
Đột quỵ là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu do ô nhiễm môi trường, cướp đi mạng sống của 2,5 triệu người mỗi năm.
Theo WHO, những mối hiểm họa từ ô nhiễm môi trường bao gồm không khí, nước và đất nhiễm bẩn, tiếp xúc với hóa chất độc hại, biến đổi khí hậu, phóng xạ tia cực tím, tia tử ngoại…những nhiểm họa này là nguyên nhân dẫn tới hơn 100 loại bệnh và chấn thương.
Những chứng bệnh không lây lan như bệnh tim và ung thư có liên quan đến ô nhiễm môi trường và được biết đã giết chết hơn 8,2 triệu người khắp thế giới mỗi năm, chiếm gần 2/3 tổng số tử vong.
Báo cáo cũng cho biết, các loại bệnh truyền nhiễm như tiêu chảy và sởi đều liên quan đến điều kiện khí hậu độc hại, vệ sinh và quản lý rác thải kém. Nhưng những căn bệnh này đang theo chiều hướng giảm sút, mặc dù chúng vẫn là nguyên nhân gây ra 1/3 cái chết trên toàn cầu.
WHO lý giải, sở dĩ bệnh truyền nhiễm thuyên giảm là do ngày càng nhiều người được tiếp cận với nguồn nước an toàn, điều kiện vệ sinh đảm bảo, tiêm chủng đầy đủ, có màn chống muỗi cũng như được cấp phát thuốc men cơ bản.
Đột quỵ là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu do ô nhiễm môi trường, cướp đi mạng sống của 2,5 triệu người mỗi năm. Tiếp đó là chứng bệnh tim gây thiếu máu cục bộ, thương vong do tai nạn giao thông, ung thư, bệnh hô hấp mãn tính, tiêu chảy và ô nhiễm đường hô hấp.
“Nhiệm vụ cấp thiết hiện giờ là tăng cường đầu tư để giảm thiểu những mối hiểm họa từ ô nhiễm môi trường tại thành phố, nhà ở và công sở cho con người”, theo tiến sĩ Maria Neira là giám đốc ban Sức khỏe cộng đồng, Môi trường và các vấn đề xã hội liên quan tới sức khỏe của WHO.
“Những khoản đầu tư như vậy có thể giảm thiểu đáng kể gánh nặng gia tăng trên toàn cầu về các loại bệnh hô hấp và tim mạch, thương vong, ung thư, nhằm cứu mạng cho nhiều người cũng như giảm chi phí y tế”, bà nói tiếp.
Phía đông bán cầu là nơi chứng kiến nhiều người tử vong do ô nhiễm môi trường nhất, đặc biệt ở châu Á và châu Phi. Báo cáo cho biết mỗi năm có 3,8 triệu người chết tại Đông Nam Á, 3,5 triệu ở Tây Thái Bình Dương và 2,2 triệu tại châu Phi do ô nhiễm môi trường. Châu Âu có 1,4 triệu người tử vong do ô nhiễm môi trường mỗi năm, Đông Địa Trung Hải là 854.000 người.
Tại châu Mỹ, con số tử vong do ô nhiễm môi trường thấp nhất, là 847.000 người mỗi năm, theo WHO.
Ô nhiễm môi trường tác động nhiều nhất đến trẻ dưới 5 tuổi và người lớn tuổi từ 50 đến 75.
“Một môi trường lành mạnh sẽ giúp củng cố cho một dân số khỏe mạnh”, Tổng Giám đốc WHO Margaret Trần bình luận.
“Nếu các quốc gia không chung tay hành động vì một môi trường lành mạnh, nơi con người sinh sống và làm việc an toàn, thì sẽ có thêm hàng triệu người tiếp tục ốm yếu và chết trẻ”, bà nói thêm.
Mọi ngõ ngách của thế giới đều bị tác động bởi thay đổi môi trường, và người dân ở các nước thu nhập thấp và trung bình ở châu Á – công xưởng sản xuất của thế giới – chịu ảnh hưởng tồi tệ nhất. Khu vực Đông Nam Á của WHO, bao gồm Ấn Độ và Bangladesh, và khu vực Tây Thái Bình Dương, bao gồm Trung Quốc, có 7,3 triệu người chết.