Theo phân tích của ngoại giới, Trung Quốc từ 1979 đến nay luôn coi trọng kinh nghiệm quản lý, tuy nhiên, tân Thường ủy Bộ Chính trị Vương Hỗ Ninh lại không có chút kinh nghiệm quản lý nào. Vì vậy việc ông Vương nhập thường là một dấu hiệu rất không bình thường.
Hãng thông tấn Anh BBC cho biết, trong chính trị quốc tế, khái niệm “thực lực mềm” đã được biết đến rộng rãi, nhưng trong chính trị Trung Quốc “thực lực” vẫn là do những người chủ đạo chính trị nắm giữ. Vì vậy học giả Vương Hỗ Ninh trong Đại hội 19 được thăng chức Thường ủy Bộ Chính trị khiến cho ngoại giới rất bất ngờ.
Đối với việc này, truyền thông Pháp đã dẫn thuật phân tích của nhân sĩ bình luận cho biết, ông Vương Hỗ Ninh “nhập thường” rất có thể là để dự liệu việc tương lai Trung Quốc sẽ tiến hành chuyển hình chính trị. Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đang tìm một mưu sách chính trị, chính là việc làm thế nào để cho hệ thống tư tưởng chuyển hình một cách hài hòa.
Nhân sĩ bình luận cho rằng, thế hệ lãnh đạo mới đã từng chứng kiến sự kiện “Lục Tứ” (thảm sát Thiên An Môn 04/06/1989), vì thế về mặt tư tưởng họ có khuynh hướng giống với Triệu Tử Dương và Hồ Diệu Bang. Những lãnh đạo khóa mới nhìn từ biểu hiện bên ngoài vẫn như đi theo con đường cũ của ĐCSTQ, bởi vì họ phải sinh tồn ở trong nội đảng, vì thế không thể không thuận theo tình thế hiện hữu.
Nhân sĩ bình luận phân tích rằng, sau sự kiện Lục Tứ, cải cách kinh tế của Trung Quốc về cơ bản đã hoàn thành, nhưng cũng đã mang đến những hiệu ứng phụ diện, như các vấn đề về môi trường, tài nguyên và nhân công, nó đã biến đổi không còn là vấn đề kinh tế nữa, mà đã chuyển thành vấn đề chính trị, các lãnh đạo của ĐCSTQ cũng đã nhận thức được điểm này.
Còn một điểm quan trọng nữa là thể chế chính trị của Trung Quốc cũng gây cản trở cho việc phát triển ngoại giao quốc tế. Tất cả những điều này đều cho thấy rằng việc chuyển hình chính trị là điều mà ĐCSTQ chắc chắn phải làm.
Đối với việc thế hệ lãnh đạo mới không biểu hiện ra bất kể dấu hiệu chuyển hình chính trị nào, bởi vì ông Tập Cận Bình và thế hệ lãnh đạo mới của ĐCSTQ sau khi trải qua sự kiện Lục Tứ, chứng kiến kết cục của Hồ Diệu Bang và Triệu Tử Dương khi thực hiện cải cách, trong tâm vẫn luôn e dè, cho rằng con đường cải cách của Hồ Diệu Bang và Triệu Tử Dương là không thể thông.
Mặt khác còn có 2 nhân tố rất lớn cản trở việc chuyển hình chính trị, một là sự can dự của các lão nhân chính trị, hai là các tập đoàn lợi ích nội đảng. Các lãnh đạo ĐCSTQ không muốn vì tiến hành cải cách mà vứt bỏ chính quyền, vì vậy trước khi tìm kiếm được con đường cải cách an toàn, họ sẽ không hành động thiếu suy nghĩ.
Đối với việc thời cơ chuyển hình khi nào mới có thể chín muồi? Bài viết cho rằng, sau Đại hội 19, thời cơ ông Tập Cận Bình chuyển hình về cơ bản đã chín muồi, và việc ông Vương Hỗ Ninh nhập thường chính là một cột mốc đánh dấu điều đó. Ông Vương có thể đưa ra định hướng về mặt lý luận, trợ giúp Trung Quốc chuyển hình một cách bình ổn vững chắc.
Mặt khác, tân Thường ủy Lật Chiến Thư có thể sẽ tiếp quản Đại hội Đại biểu nhân dân, tân Thường ủy Uông Dương có thể sẽ chưởng quản Hội Hiệp thương Chính trị. Nếu như vậy, 3 ông Vương Hỗ Ninh, Lật Chiến Thư và Uông Dương có thế sẽ kết hợp với nhau cấu thành nên bộ khung cơ bản của tam quyền phân lập.
Nhưng cũng có nhiều quan điểm đưa ra cái nhìn không tốt về ông Vương Hỗ Ninh. Truyền thông Hong Kong từng cho biết, ông Vương Hỗ Ninh có lý lịch chính trị phức tạp, năm đó là do nhân vật số 2 của phe Giang là Tăng Khánh Hồng đề cử vào Bắc Kinh, đã trải qua 3 đời Tổng Bí thư và vẫn đứng vững cho đến tận bây giờ.
Nhà bình luận chính trị hiện đang sống ở nước ngoài Trần Phá Không nói, Vương Hỗ Ninh mặc dù xuất thân từ phe Giang, nhưng ai nắm quyền thì đi theo người đó, thực tế là thuộc về phe trung lập, chính vì thế mà đã đứng vững trong 3 đời lãnh đạo.
Bình luận viên chính trị Văn Võ nói, lý do lớn nhất khiến Vương Hỗ Ninh có thể đứng vững trong 3 đời lãnh đạo chính là Vương Hỗ Ninh rất giỏi trong việc “đúng sai bất luận, tốt xấu bất phân, trắng đen bất biện”. Về lập trường chính trị, Vương Hỗ Ninh cũng không phải là cố định, chỉ đơn giản là theo ai thì sẽ toàn lực giúp người ấy.
Kể từ khi ông Tập Cận Bình nhậm chức vào năm 2012, ông Vương Hỗ Ninh đã liên tục được giao trọng trách. Đối với “Giấc mộng Trung Quốc” và “Tư tưởng Tập” của ông Tập Cận Bình đều do ông Vương Hỗ Ninh trù hoạch.
Ông Tập khi khảo sát trong nước hay xuất ngoại thì đều mang theo ông Vương, cho thấy rằng bất kể là nội chính hay ngoại giao, thì địa vị của ông Vương Hỗ Ninh cũng là hết sức quan trọng. Và trong Đại hội 19 ông Vương Hỗ Ninh đã tiến nhập vào tổ chức quyền lực cao nhất của ĐCSTQ, Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị.
Lê Hiếu