Khoảng 12h trưa 11/11, tại khu vực Mã Yên Sơn (Ma On Shan) đã xảy ra một vụ phóng hỏa đốt người. Vụ việc này đang được lan truyền rộng rãi trong nhóm những người phản đối phong trào biểu tình, tiếp nối loạt sự kiện được cho là dàn dựng, mục đích là giúp Trung Quốc dùng “khổ nhục kế” hợp lý hóa việc trấn áp biểu tình.
Hôm thứ Hai (11/11), cảnh sát Hồng Kông lại tiếp tục dùng bạo lực trấn áp người biểu tình, đổ máu đã xảy ra, người biểu tình bị bắn trọng thương. Đến trưa 12h cùng ngày, một vụ phóng hỏa đốt người lại xuất hiện.
Theo tin của Đông Phương Nhật báo (Oriental Daily News), tại cầu vượt dành cho người đi bộ nối công viên Mã Yên Sơn và vườn hoa Hải Bách (Bayshore Towers) xuất hiện một người đàn ông mặc áo xanh, nghi ngờ do bất đồng chính kiến nên xảy ra tranh cãi.
Bất ngờ một người mặc quần áo đen, đeo khẩu trang xông ra từ đám đông tạt chất lỏng nghi là dễ bắt lửa lên người đàn ông mặc áo xanh rồi châm lửa. Người áo xanh toàn thân bốc cháy và nhanh chóng cởi áo ra, sau đó lửa tự tắt, trên mặt đất cũng có chỗ bị bén lửa. Nhiều người tại hiện trường chứng kiến cảnh đó đã nhanh chóng tránh đi.
Sự kiện làm gia tăng sự bất bình của người dân đối với người biểu tình Hồng Kông, sau khi chính phủ Hồng Kông tuyên bố người áo xanh “trọng thương nghiêm trọng đã nhập viện”, các cơ quan truyền thông Trung Quốc tại Hồng Kông cũng cho biết người áo xanh sau khi bị phóng hỏa đang “nguy kịch”, đồng thời tuyên bố người biểu tình là “phần tử khủng bố”.
Theo đoạn video ghi hình lại sự việc, một người áo xanh đã phát sinh tranh cãi với những người áo đen, khi đó một người mặc áo đen tiến đến tạt chất lỏng lên người áo xanh rồi châm lửa khiến toàn bộ phần thân trên của người áo xanh nhanh chóng bốc cháy. Người ghi lại cảnh này rời khỏi hiện trường khoảng vài giây, khi trở lại thì thấy người áo xanh đã rời đi, trên mặt đất chỉ còn hai đám lửa đang cháy, nhưng cũng nhanh chóng lụi tắt.
Hình ảnh liên quan đến vụ việc tiếp tục được cập nhật, người áo xanh sau khi dập tắt lửa đã nhanh chóng rời khỏi hiện trường và vẫn có thể đi lại tự nhiên. Tóc và lông mày, phần dễ bắt lửa nhất trên mặt dường như không bị ảnh hưởng quá nhiều. Chiếc quần sau khi phần áo bị cháy cũng không có dấu hiệu bén lửa, điều này cho thấy, người áo xanh đã nhanh chóng cởi chiếc áo bén lửa và dập tắt nó.
Có cư dân mạng nghi ngờ, vì sao lửa cháy lớn như thế mà tóc người đàn ông mặc áo xanh lại không bị hề hấn gì, người ông ta chỉ như bị hồng lên một chút mà thôi. Cũng có người nghi ngờ: “Không biết là bị đổ chất gì mà nhanh thế đã cháy xong”.
Trên mạng tiếp đến còn đưa ra một đoạn ghi âm tiết lộ người đàn ông đó chỉ là một diễn viên đóng thế đã bị mua chuộc, lúc xảy ra sự việc thì trên mặt ông ta đã được bôi một lớp chống cháy, đạo cụ trên người cũng là vật dễ bắt lửa, sau khi dùng chất lỏng dẫn lửa cũng là đạo cụ phim trường thì toàn bộ có thể nhanh chóng bốc cháy nhưng cũng rất dễ để dập tắt.
Theo đó, tờ SCMP cũng đưa ra video cho thấy một đoạn video ghi hình trước thời điểm xảy ra vụ cãi vã, người đàn ông áo xanh được một người đội mũ xanh dương lấy khăn trắng lau mặt và cổ, nhưng đoạn video lại bị xử lý mờ. Người này sau khi lau xong mặt cho người áo xanh lá thì có vẻ cố ý giơ chiếc khăn mặt có vết máu ra cho người phía trước xem, tuy vậy mặt người đàn ông lại không trông thấy vết thương nào. Nhiều tình tiết cho thấy vụ việc đã được dàn dựng, cổ và mặt của nạn nhân đã được bôi sơn chống cháy.
Một người sử dụng Twitter tên @billbarn1932 đưa ra nhận định: “Trước khi cháy lại có người đã bôi bôi cái gì đó lên người, nhất định đó là chất chống cháy. Khi có người tới đổ thứ gì lên người đàn ông rồi châm lửa thì màn hình quay cũng không chuyển góc quay để chụp lại người phóng hỏa. Cuối cùng thì người đàn ông này cũng tự mình rời khỏi hiện trường, vụ này tuyệt đối là ĐCSTQ tự biên tự diễn, cố ý tạo ra dư luận bất lợi cho người biểu tình”.
Ngoài những nghi ngờ được bày tỏ trên mạng lưới Lian Deng, cũng có người cho biết họ nhận được thông tin xác thực là người đàn ông mặc áo xanh này là phối hợp với chính quyền đương cục diễn kịch với mức thù lao là 2 triệu đô la Hồng Kông, nhưng sau sự việc chỉ nhận được 5.000 đô la Hồng Kông.
Đáng lưu ý là, sự kiện này tương tự như sự kiện nghị viên Hội đồng Lập pháp Hà Quân Nghiêu (Junius Kwan-yiu Ho) bị tấn công ngày 6/11 và sự kiện một cảnh sát làm ngoài giờ bị tấn công ngày 30/8. Thứ nhất, đều là Đông phương Nhật báo nhanh chóng đưa tin đầu tiên; thứ hai, đều có rất nhiều điểm nghi ngờ, có nghi ngờ tự biên tự diễn; thứ ba, đều là ĐCSTQ khởi ý định giết người trước khi muốn trấn áp bạo lực.
Các vụ phóng hỏa do ĐCSTQ dàn dựng
Ngày 31/8, trong sự kiện phóng hỏa ở Vịnh Đồng La (Causeway Bay), một người mặc áo đen (quần áo màu đen đại biểu cho người biểu tình), nhưng đeo theo súng ngắn ở eo, trên đầu đội mũ nồi rất giống với trang bị của đặc cảnh Quảng Châu, đã đốt bom xăng và ném. Về sau, truyền thông Hồng Kông điều tra và phát hiện cái gọi là “bạo đồ phóng hỏa” thực tế chính là thành viên của Đội Phi Hổ thuộc cảnh sát Hồng Kông.
Ngày 31/8, trong cuộc diễu hành, phóng viên phát hiện đại bộ phận người ném bom xăng, phía sau lưng họ đều có đèn LED sáng của hắc cảnh. Song song đó, truyền thông nhà nước Trung Quốc vu cáo cho người Hồng Kông bạo loạn và tiến hành chủ nghĩa khủng bố một cách không kiêng nể, đem việc cảnh sát Hồng Kông giả mạo người kháng nghị phóng hỏa nói rằng đó là hành vi của người dân Hồng Kông.
Việc này cũng giống với năm xưa ĐCSTQ vì bức hại Pháp Luân Công, đã tạo ra vụ tự thiêu giả trên Quảng trường Thiên An Môn; trong sự kiện thảm sát “Lục Tứ”, ĐCSTQ đã để cho quân nhân ngụy trang thành “bạo đồ”; trong cuộc đồ sát người Tây Tạng, ĐCSTQ đã để cho cảnh sát vũ trang ngụy trang thành tăng lữ.
Khải Hoàn (Theo NTDTV)