Bạn đã từng bao giờ tự hỏi tại sao chiếc mũ của Đức giáo hoàng lại trông giống như đầu của con cá chưa? Nguồn gốc của chiếc mũ nghi lễ này và ý nghĩa thực sự của nó là gì?
Nguồn gốc thực sự của chiếc mũ?
Chiếc mũ được Đức giáo hoàng và các giám mục của Giáo hội Công giáo La Mã[1] đội cho tới ngày nay là hình thần Cá Dagon của người Babylon hay của người Phi lợi (Philistines).
Theo cuốn sách của Ruben Joseph “Tại sao những người trẻ tuổi lại rời khỏi nhà Thờ”[2] có đoạn viết như sau:
“Mũ của giám mục có nguồn gốc từ những chiếc mũ của thần Cá Dagon và của nữ thần Cybele (Khố bách lạc). Chiếc mũ của Đức giáo hoàng đại diện cho đầu của con Rồng với cái miệng mở rộng, đó là lý do vì sao nó có hình nhọn và phía trên chẻ đôi”.
Một giải thích về “Lễ phục của Đức giám mục” của nhà Thờ có thể khiến bạn tin vào giải thích về nguồn gốc của chiếc mũ này. Vì vấn đề này động chạm đến tôn giáo, do đó bạn có thể đọc bản online bằng tiếng Anh tại đây.
Những điều Giáo hội giải thích dường như bỏ qua hai dấu tròn ở hai bên chiếc mũ. Nó có thể được giải thích là vết cháy xám của thanh củi hay là một thứ gì đó?
Tuy nhiên, nó có thể là đôi mắt của Cá Dagon.
Lịch sử thờ phụng của nền văn minh Anunnaki
Có một đoạn trong cuốn sách “Nineveh và Babylon”[3] của Austen Henry Layard” viết rằng:
“Trong sự tôn kính và thờ phụng Rồng, vị linh mục đứng đầu của giáo hội sẽ được khoác lên mình một con cá lớn! Đầu của con cá chính là chiếc mũ của vị linh mục, trong khi phần vảy của con cá là bộ áo khoác ở phía sau lưng, để lộ ra tứ chi của người mặc”.
Lịch sử thờ phụng của nền văn minh Babylon
Trong cuốn sách “Rượu vang của Babylon”[4] có đoạn viết:
“Hình thức thờ phụng cao nhất ở Vương quốc Babylon được dành riêng cho Dagon, tiếp theo là Ichthys hay Cá. Trong triều đại của Chaldean, người đứng đầu nhà thờ là người đại diện cho Dagon. Ông được mệnh danh là người không thể mắc sai lầm và được đối xử giống như ‘Đức giáo chủ”. Các quốc gia bị chinh phục bởi Balylon đều phải hôn lên chiếc nhẫn chúa và dép của vị giáo chủ này. Quyền lực và chức danh của ông ta tương tự như của Đức Lạt Ma trong Phật giáo hay của Đức giáo Hoàng trong Cơ đốc giáo. Tuy nhiên, lễ phục của ngoại giáo này lại được mặc bởi các Đức giáo chủ và tu sỹ của Cơ đốc giáo”.
Thần của người Sumer được gọi là Enki, còn Thần của người Babylon được gọi là Ea. Trong thần thoại của người Balylon nói rằng Ea là một vị Thần nước với thân hình nửa người nửa cá. Còn trong thần thoại của người Hy Lạp, Ea cũng được gọi với tên là Oannes.
Dù theo cách gọi nào thì Thần cá Dagon đều được ghi lưu trong các cuốn cổ thư hay các bức điêu khắc của người Anunnaki, đặc biệt là trong các bản thảo của Zecharia Sitchin[5]. Người ta tin rằng, vào ban ngày ông lên bờ và giảng dạy cho người về nghệ thuật, khoa học và chữ viết.
Vào thế kỷ thứ 3, một linh mục Berossus ở Balylon từng viết:
“Vào thời kỳ đầu, sau khi trận đại hồng thủy qua đi, những người còn sống sót rơi vào tình cảnh cực kì khốn khổ và vô luật lệ. Tuy nhiên, một vị nửa người nửa cá tên là Oannes đã đi lên từ dưới biển Erythian, gần biên giới vương quốc Babylon.”
“Toàn bộ thân bên dưới của ông là cá, nửa thân trên là người. Ngoài việc nói được tiếng người, trong thời gian sống trên bờ, ông ta không cần ăn uống. Ông dạy chữ viết, kiến thức và nghệ thuật cho con người”.
“Ngoài ra, ông còn dạy con người cách xây dựng thành phố, đền thờ, luật lệ và giải thích cho mọi người các kiến thức về hình học. Về nông nghiệp, ông dạy con người cách lựa chọn hạt giống, cây trồng và chỉ cho họ cách thu hoạch. Trong thời gian ngắn, ông đã dạy con người mọi thứ để giúp họ cư xử và thiết lập luật lệ.”
“Trước khi rời đi, ông nói rằng sau này không được thêm bất cứ điều gì vào để cải biến những lời dạy của ông. Sau đó ông rời xuống biển.”
Để đền ơn, người dân nơi đây đã lập ra đền thờ Thần cá với tên gọi là Dagon. Một vị thầy tu được chỉ định ra để thay mặt cho mọi người tiến hành trong các nghi lễ cầu nguyện.
Khi con người đông lên, họ thành lập vương quốc thần giáo với người đứng đầu là vị thầy tu và mặc trang phục tượng trương cho Thần cá Dagon.
Thời kỳ đầu, chiếc áo khoác hình cá được phủ kín thân của các thầy tu. Tuy nhiên, về sau có những vùng chỉ đội chiếc mũ hình cá và khoác một chiếc áo choàng.
Uy quyền của các vị thầy tu giống với các vị giáo hoàng ngày nay. Chỉ có họ mới được phép giảng những lời dạy của Thần Cá.
Nhưng nhiều thế hệ sau, các vị thầy tu đã tự ý thêm vào các giải thích của bản thân, do đó đã làm thay đổi nguyên gốc những lời dạy ấy.
Sau đó, nền văn minh rực rỡ Babylon đã bị diệt vong, cho đến nay điều này vẫn còn là một điều bí ẩn.
Thông qua tìm hiểu lịch sử của hai nền văn minh trên, chúng ta thấy được rằng từ trước thời kỳ tín đồ Cơ Đốc Giáo đã tồn tại không chỉ một nền văn minh thờ phụng Thần.
Nhưng vì sao những nền văn minh cổ xưa ấy bị diệt vong? Tại sao trong tòa thánh Vatican lại có xuất hiện những trang phục đặc biệt này? Mời các bạn cùng tìm hiểu những nền văn minh cổ xưa thông qua các bài viết khác trên website của chúng tôi.
- Những thông tin trên phản ánh quan điểm của tác giả trên trang Humansarefree.
Công Lý @Bocau.net