Tinh Hoa

Viên đá quý nhất thế giới trị giá gần 700.000 USD ra mắt công chúng

Sau khi được phát hiện 60 năm, đây là lần đầu tiên viên đá opal thô mang màu sắc cầu vồng với tên gọi Lửa Australia được trưng bày tại bảo tàng Nam Australia.

Theo bảo tàng Nam Australia ở Adelaide, viên Lửa Australia trị giá hơn 675.000 USD, là loại đá opal thô thuộc hạng quý nhất trên thế giới. “Viên Lửa Australia có kích thước bằng một quả bóng mềm (tương tự bóng chày nhưng lớn hơn) và mang sắc cầu vồng. Điểm độc đáo của nó nằm ở chất lượng cao và kích thước lớn. Viên đá có màu đỏ trội hơn, một trong những dấu hiệu của loại đá opal giá trị cao”, Brian Oldman, giám đốc bảo tàng Nam Australia, cho biết. (Ảnh: Bảo tàng Nam Australia)
Viên đá quý này do người thợ mỏ Walter Bartram phát hiện lần đầu tiên vào năm 1946 tại mỏ đá opal nổi tiếng ở Nam Australia. (Ảnh: CNN)
Theo ông Oldman, Nam Australia là khu vực sản xuất hơn 90% sản lượng opal có giá trị cao trên thế giới. (Ảnh: Getty)
Ông cho hay viên đá là một phần trong chuỗi đá opal nằm sâu dưới lòng đất và sẽ được tách ra thành nhiều mảnh nhỏ. “Một viên đá opal cỡ lớn thường không được đánh bóng cả viên mà được chia thành nhiều mẩu nhỏ và đánh bóng sau đó”, ông Oldman nói. (Ảnh: AFP)
Gia đình Bartram, chủ sở hữu của một công ty khai thác mỏ và phân phối đá opal, đã gìn giữ viên đá quý nói trên trong vòng 60 năm qua. “Gia đình Baram đã đánh bóng viên Lửa Australia, họ nhận thức được giá trị quý hiếm của nó và muốn cho mọi người thấy chất lượng của viên đá”, ông Oldman cho hay. Trong ảnh, một nhà nghiên cứu thuộc viện Viện Đá quý Mỹ (GIA) đang kiểm tra và phân loại đá quý. (Ảnh: Getty)
Sau khi cho Bảo tàng Nam Australia mượn để trưng bày, gia đình Bartram đã quyết định hiến tặng loại đá quý này. “Chúng tôi lâu nay vẫn tin tưởng bào tàng Nam Australia và việc giao lại viên đá cho bảo tàng để mọi người cùng chiêm ngưỡng là điều nên làm”, Alan, con trai ông Walter Bartram, nói. (Ảnh: Bảo tàng Nam Australia)
Trong khi đó, Virgin Rainbow (ảnh) được xem là viên opal được mài giũa lớn nhất thế giới, thuộc quyền sở hữu của bảo tàng Nam Australia. (Ảnh: Getty)

Theo Zing