Tinh Hoa

“Viêm phổi Vũ Hán” – Không chỉ là tên gọi mà còn là minh chứng của lịch sử

Chính quyền Trung Quốc vẫn luôn lo sợ rằng cái tên gọi “viêm phổi Vũ Hán” sẽ khắc sâu trong tâm trí của người dân, nên đã dùng mọi cách để thay đổi tên gọi của dịch bệnh lần này. Gần đây, học giả Nhan Thuần Câu đã chỉ ra lý do vì sao ông vẫn kiên trì sử dụng tên gọi “viêm phổi Vũ Hán” thay vì các tên gọi mà WHO (vốn thân Bắc Kinh) đặt ra.

“Viêm phổi Vũ Hán”, không chỉ là tên gọi mà còn là minh chứng của lịch sử. (Ảnh: Reuters)

Gần đây, một người tên là Hoàng Quân Du đã viết một bài báo dài để phản đối việc sử dụng cụm từ “viêm phổi Vũ Hán”, toàn bộ bài viết đều vô nghĩa và không có sức thuyết phục, hóa ra chức vụ của ông là Chủ tịch Liên đoàn công nhân giáo dục Hồng Kông. Phe Kiến chế (thân Bắc Kinh) không thể tìm thấy một cây viết lách cho ra hồn, Lương Chấn Anh đã bất lực, chứ đừng nói đến đám lâu la ngày càng sa sút.

WHO yêu cầu thế giới sử dụng tên của dịch viêm phổi Vũ Hán do họ đặt ra (COVID-19), nhưng ngày nay WHO có uy tín gì? Những cái tên khoa học lạnh lùng làm sao thể hiện được sự quan tâm của chúng ta đến thảm họa toàn cầu này? Chúng ta không nói về virus, chúng ta đang nói về sự thương hại và tội lỗi, yêu và hận, lịch sử và ký ức.

Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) sợ người khác nói viêm phổi Vũ Hán, thế nên giá họa virus cho quân đội Hoa Kỳ, không ngờ đã khiến cho Trump tức giận, Trump dứt khoát gọi là “virus Trung Quốc”. Nếu ĐCSTQ không khiêu khích trước, Trump cũng không đánh trả như thế, “virus Trung Quốc” đang lan rộng ra toàn thế giới, cũng chỉ có thể nói là chính ĐCSTQ đã làm như vậy.

Ngoài việc sử dụng cái tên “virus Corona mới” một vài lần bởi cư dân mạng sử dụng khi bắt đầu dịch, tôi vẫn luôn dùng “viêm phổi Vũ Hán”, tôi không hề cảm thấy mình đang kỳ thị người Vũ Hán, lý do như sau:

(1) Dịch bệnh đang hoành hành trên toàn cầu, bắt nguồn từ Vũ Hán, cho dù đó là Chợ hải sản Hoa Nam hay phòng thí nghiệm P4, giờ vẫn chưa xác định được. Nếu ĐCSTQ có thể cung cấp chứng cứ xác thực chứng minh do quân đội Hoa Kỳ lây lan (Twitter Nhân dân Nhật báo thừa nhận có 6 vận động viên bị sốt rét trong Thế vận hội quân sự Vũ Hán), nếu không, sử dụng “viêm phổi Vũ Hán” là rất trực tiếp và đơn giản, cho thấy rõ nguồn gốc của dịch bệnh.

(2) Những hậu quả xấu của dịch bệnh này phần lớn bắt nguồn từ việc che giấu dịch bệnh của các quan chức trên dưới của ĐCSTQ, Vũ Hán giấu diếm trung ương 20 ngày, trung ương giấu diếm toàn thế giới 20 ngày (Hiện tại có thông tin rằng bệnh nhân số 0 xuất hiện vào giữa tháng 9, nếu là thật, thời gian kéo dài còn đáng kinh ngạc hơn. Chung Nam Sơn nói, nếu chống dịch sớm hơn 5 ngày, có thể giảm số ca lây nhiễm xuống 2/3).

Mục đích của việc sử dụng “viêm phổi Vũ Hán” là để nhớ rằng đây không chỉ là thiên tai mà còn là thảm họa do con người tạo ra, là ác quả do thể chế độc tài của ĐCSTQ tạo ra, bốn chữ này bao gồm cả sự căm thù sự thống trị độc tài của ĐCSTQ trong hơn 70 năm qua.

(3) Khi chúng ta nói “viêm phổi Vũ Hán”, là đang nói về sự đau khổ và hy sinh của người dân Vũ Hán, là sự cảm thông cho những người Vũ Hán bị tử vong và giày vò. Chúng ta mãi nhớ đôi vợ chồng già nhiễm bệnh không thể cứu chữa mà dắt tay nhau đi trên đường như hồn ma, nhớ mãi ba đứa trẻ bị nhét vào túi đựng xác một cách qua loa, nhớ mãi đứa trẻ thiểu năng có cha chết đói vì bị cách ly tại nhà. Ký ức có yêu và cũng có hận, sử dụng tên của WHO không thể nào truyền đạt được những cảm xúc phức tạp của chúng ta.

(4) Chúng ta sử dụng “viêm phổi Vũ Hán” là đang nói về tội lỗi của lịch sử, nói về dịch bệnh đã khiến cả thế giới tan nát. Có bao nhiêu tính mạng thương vong, có bao nhiêu thiệt hại kinh tế, món nợ này thì tính thế nào? Bắt đền ai? Những năm sau đó, nhân dân sẽ nhớ rằng Vũ Hán từng có một dịch bệnh ảnh hưởng đến toàn thế giới như vậy, đó là một tâm điểm trong lịch sử, ký ức chung của cả nhân loại.

Như chúng ta đã từng gọi “Vụ thảm sát Nam Kinh” (Nhật Bản xâm chiếm Trung Quốc), “Cuộc bao vây Trường Xuân” (Nội chiến Quốc-Cộng), “Người Quảng Tây ăn thịt người” (Cách mạng Văn hóa), tất cả đều nói về lịch sử, không có sự kỳ thị với các khu vực cụ thể.

(5) Khi chúng ta nói “viêm phổi Vũ Hán”, phải ghi nhớ tên của một số người: Người thổi còi đầu tiên Ngải Phân, Người thổi còi Lý Văn Lượng, Phóng viên công dân Trần Thu Thực và Phương Bân, Cựu phóng viên CCTV Lý Trạch Hoa, nữ nhà văn Phương Phương…, âm thanh chính nghĩa mong manh là ngọn nến le lói trong căn phòng sắt Trung Quốc. Trước bóng ma to lớn của một chính quyền tàn bạo, đây là chút lương tri còn sót lại của người Trung Quốc chúng ta, là đốt sống tinh thần dân tộc trân quý của quốc gia.

Vì sao khi nói là “viêm phổi Vũ Hán” ĐCSTQ lại nhảy dựng lên? Bởi vì cách nói như vậy sẽ khiến cho thế giới dễ dàng hiểu được các chân tướng về dịch bệnh, biết được trách nhiệm lịch sử của ĐCSTQ, hiểu được nỗi cực khổ và sự hy sinh của người Trung Quốc, vì vậy lại càng dễ nhớ đến cảnh tượng lịch sử của thế kỷ 21 này, lại càng dễ tập trung vào thể chế, những tội lỗi của chế độ độc tài.

Lịch sử không phải lúc nào cũng nằm trong văn tự ghi chép của phía chính quyền, lịch sự tồn tại trong các câu chuyện dân gian, nhà nước có cách nói của nhà nước, dân gian có cách nói của dân gian. ĐCSTQ muốn dùng cái tên do WHO đặt, đó là chuyện của ĐCSTQ, nhân dân muốn dùng tên gì, đó là chuyện của nhân dân, đến cuối cùng, lịch sử sẽ cho một cái tên chính thức. Đừng quên, tất cả các phán xét lịch sử không bao giờ được đưa ra bởi những người cai trị mà là bởi người dân.

ĐCSTQ luôn nghĩ rằng sử dụng tiền, bạo lực và lừa dối có thể bóp méo lịch sử, “Lịch sử như một cô gái để người ta đánh phấn tùy thích”, cho nên ĐCSTQ trăm phương ngàn kế muốn che giấu việc xấu của mình. Từ cải cách ruộng đất đến chuyển đổi công nghiệp và thương mại tư bản, từ phong trào chống cánh hữu đến nạn đói, từ Cách mạng Văn hóa đến Sự kiện Thiên An Môn, một loạt bằng chứng lịch sử, hàng chục triệu sinh mệnh của người dân Trung Quốc, vô số thảm kịch tan cửa nát nhà, vết máu loang lổ, nếu như đều theo cách nói của ĐCSTQ, mỗi một cái sẽ bị xóa đi. Nhưng lịch sử là lịch sử, tạo nghiệp chính là tạo nghiệp, công tội thị phi, cuối cùng lịch sử sẽ đưa ra một tuyên bố.

Trên đây chính là cách hiểu của tôi về “viêm phổi Vũ Hán”, tôi cũng sẽ tiếp tục sử dụng như vậy, ghi dấu nghìn thu, truyền miệng muôn đời.

Tác giả: Nhan Thuần Câu

Minh Huy (Theo Secretchina)

(Bài viết thể hiện quan điểm của tác giả, không nhất thiết phản ánh quan điểm của BBT TinhHoa.Net)