Đại hội 19 của ĐCSTQ sẽ diễn ra vào cuối năm nay, hiện tại vấn đề tuyển chọn nhân sự đã bước sang giai đoạn then chốt. Đặc biệt, điều ngoại giới quan tâm nhất là việc “đi hay ở” của Bí thư Ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương – Vương Kỳ Sơn, trợ thủ “đả hổ” đắc lực của Tập Cận Bình.
Ngày 6/8, nguyên Phó Biên tập và thẩm định của Thời báo Học tập, tờ báo của Trường Đảng Trung ương ĐCSTQ – Đặng Duật Văn cho biết, Đại hội 19 của ĐCSTQ đối mặt với những thách thức lớn. Bao gồm các thách thức về quyền lực, hình thái ý thức, cải cách toàn diện, cũng như vấn đề tăng trưởng phát triển kinh tế.
Ông nói: “Đại hội 19 một lần nữa lại là tẩy bài quyền lực. Các phe phái trong nội bộ đảng đang tranh giành gay gắt để nắm giữ các vị trí quyền lực trong Đại hội 19. Việc ông Tập Cận Bình thực sự có quyền uy hay không sẽ được thể hiện ra trong việc sắp xếp bố trí nhân sự”.
Liên quan đến việc bố trí nhân sự, Đại hội 19 thực chất là tẩy bài quyền lực, trong đó chiến dịch chống tham nhũng là một công cụ được sử dụng để làm đảo lộn cục diện nhân sự.
Ông Tập đang dùng chiêu thức chống tham nhũng để hạ bệ phe cánh Giang Trạch Dân. Vì thế, trong những tháng tới đây, các vụ án tham nhũng của giới quan chức cấp cao sẽ được phanh phui.
Một nhân tố rất quan trọng nữa là việc Bí thư Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương, tổ trưởng tiểu tổ lãnh đạo công tác dò xét Trung ương – Vương Kỳ Sơn có thể được giữ lại hay không, bởi điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến việc bố trí nhân sự trong Bộ Chính trị và Thường ủy Bộ Chính trị ĐCSTQ.
Việc Vương Kỳ Sơn có được giữ lại trong Đại hội 19 hay không, là vấn đề then chốt trong việc bố trí nhân sự. Bởi lẽ, Vương Kỳ Sơn năm nay 69 tuổi nếu tiếp tục được giữ lại thì chính là phá vỡ quy tắc ngầm về tuổi tác trong ĐCSTQ.
Vấn đề chỉ đạo tư tưởng và hình thái ý thức cũng một thách thức rất lớn đối với ông Tập. Nếu tư tưởng chỉ đạo của Tập Cận Bình không thể làm gương, hòa nhập với những giá trị phổ quát của thế giới, mà vẫn là kiên định với chính trị quan của chủ nghĩa cộng sản, thì ông sẽ rất khó nhận được sự đồng tình trong người dân, và xã hội Trung Quốc rất khó đi theo một định hướng chung.
Hiện tại ĐCSTQ bề mặt có vẻ như gió êm sóng lặng, nhưng nội bộ lại đang trong trạng thái căng thẳng, vì thế rất nhiều quan chức ngoài bề mặt đang có xu hướng ủng hộ Tập Cận Bình, nhưng thực chất cũng là đang quan sát động thái và diễn biến của cuộc chiến này.
Sau nhiệm kỳ đầu tiên của Tập Cận Bình, rất nhiều người hy vọng ông ta sẽ thông qua việc chống tham nhũng, mà đưa Trung Quốc tiến nhập vào một xã hội mới.
Những năm gần đây, đã có rất nhiều lời kêu gọi Tập Cận Bình vứt bỏ ĐCSTQ, trong đó tiêu biểu nhất là lời kêu gọi của La Vũ, con trai cố Đại tướng Trung Quốc La Thụy Khanh. Ông đã nhiều lần công khai nhắc nhở Tập Cận Bình vứt bổ chế độ chuyên chính một đảng, chuyển sang hình thái dân chủ.
Tập Cận Bình từ khi nhậm chức đến nay, đã có những việc làm thuận ý dân. Tuy nhiên, đứng trước nguyện vọng kêu gọi một Trung Quốc không có ĐCS, thì liệu Tập Cận Bình có là người sẽ kết thúc sự thống trị chuyên quyền kéo dài gần 70 năm và kết thúc khổ nạn của người dân Trung Quốc hay không?
Theo NTDTV