Tinh Hoa

Video: Loài cá siêu hiếm có đầu trong suốt, 2 mắt nằm bên trong hộp sọ

Sinh sống ở nơi có độ sâu 650m, con vật này mới chỉ được các nhà khoa học chạm mặt 9 lần dù họ đã dành hơn chục ngàn giờ quay camera dưới biển để tìm kiếm nó.

Ảnh về cá mắt thùng (Macropinna microstoma) cắt ra từ video.

Viện nghiên cứu Thủy cung Vịnh Monterey (MBARI), công bố video mới về một loài cá kỳ lạ với mắt xanh lá cây phát sáng và đầu trong suốt hôm 9/12.

Theo đó, cá mắt thùng (Macropinna microstoma), hay cá mắt trống (barreleye) này đã được Tommy Knowles, một người điều khiển thiết bị ROV tại Viện Nghiên cứu Thủy cung Vịnh Monterey, và nhóm của ông phát hiện loài cá này khi họ đang chu du ở trên một tàu nghiên cứu đại dương và thu thập các mẫu sứa cho một cuộc triển lãm sắp tới có tên “Into the Deep” ở California.

https://tinhhoa.net/wp-content/uploads/2021/12/The-barreleye-fish-has-a-transparent-head-and-tubular-eyes.mp4

Lúc đầu, con cá mắt trống chỉ xuất hiện rất nhỏ ở đằng xa trước ống kính. Nó chỉ là một dấu chấm nhỏ màu xanh. Nhưng tôi lập tức biết mình đang nhìn thấy thứ gì. Loài sinh vật này không thể bị nhầm với bất cứ thứ gì khác”, Knowles nói.

Knowles cho biết vào thời điểm gửi tàu thăm dò từ xa (ROV) bắt gặp con cá mắt trống, nó đang lặn ở độ sâu khoảng 650 mét dưới dưới hẻm Monterey, một trong những hẻm núi ngầm sâu nhất bờ biển Thái Bình Dương, nơi bề mặt đại dương hoàn toàn chìm trong bóng tối. Theo Indy100, con cá dài tới 15 cm và sống bằng cách ăn động vật phù du.

Ngay lập tức, một bầu không khí phấn khích đã lan tỏa khắp phòng điều khiển. Knowles bắt đầu hồi hộp chỉnh cần lấy nét camera gắn trên ROV, trong khi một đồng nghiệp của anh Knute Brekke, cầm lấy bánh lái cỗ máy. 

Tất cả chúng tôi đều biết đây có thể là trải nghiệm chỉ có một lần trong đời”, Knowles nói. 

Một số hình ảnh cắt ra từ video.

Việc bắt gặp cá mắt thùng rất hiếm xảy ra.Ventana và Doc Ricketts, các phương tiện điều khiển từ xa của MBARI, đã thực hiện hơn 5.600 chuyến lặn và ghi hình hơn 27.600 giờ, nhưng chúng tôi mới chỉ thấy loài cá này 9 lần”, MBARI cho biết.

Cung cấp cho những người quan tâm một số thông tin về loài cá, MBARI cho biết: “Hai vết lõm nhỏ nơi mắt thường thực sự là cơ quan khứu giác của cá lúa mạch và đôi mắt của nó là hai quả cầu màu xanh lục phát sáng phía sau, nếu bạn nhìn lên phía trên đầu của nó. Đôi mắt của nó nhìn lên phía trên để phát hiện con mồi – thường là những loài giáp xác nhỏ bơi trong đại dương”.

Ngay lập tức, đoạn video đã thu hút được rất nhiều sự chú ý từ phía CĐM. Nhiều người cho rằng đây quả là kỳ quan thế giới động vật và nhấn mạnh thực tế rằng, con người còn biết nhiều về vũ trụ hơn là đại dương.

Sinh vật lạ nào khác sở hữu mắt bên trong não? 

Con người. Chính xác là thể tùng quả, hay tuyến tùng quả (pineal gland), nằm ở trung tâm của đầu não người, nó không chỉ có khả năng cảm nhận ánh sáng bên ngoài giống như cặp mắt thường của chúng ta, mà cấu trúc thực tế của nó cũng tương tự như cặp mắt thường nhưng ở trạng thái nguyên thủy hơn.

Do cấu trúc độc đáo của cơ quan này, các nhà khoa học đã kết luận rằng nó phải từng phục vụ một số chức năng hiện đang tiềm ẩn. Các nghiên cứu ngày nay đã phát hiện, thể tùng quả không chỉ có cơ sở cấu trúc cảm quang, mà còn có hệ thống truyền tín hiệu cảm quang, với đầy đủ sắc tố võng mạc. Đôi mắt bình thường của con người chỉ là ống kính của máy ảnh, có vai trò hội tụ, tập trung các tia sáng.

Thể tùng quả phát triển hơn trong thời thơ ấu, thông thường sau 7 tuổi nó bắt đầu biến hóa, rút nhỏ và không ngừng thoái hóa theo sự tăng trưởng của độ tuổi.

Đáng ngạc nhiên, nếu cả hai mắt bị loại bỏ và đường giải phẫu từ phía trước của tuyến này được tiếp xúc với ánh sáng, cơ quan này vẫn có thể phản hồi được với kích thích tương tự như mắt thường. Thực tế này khiến một số nhà nghiên cứu xem xét liệu tuyến tùng có nhiều chức năng hơn là một con mắt thoái hóa hay không. Điều gì sẽ xảy ra nếu nhiều cơ chế của bộ não vẫn bị hiểu lầm nằm trong không gian hình nón nhỏ bé này?

Thiện Thành (t/h)