Dù Trung Quốc không có đội bóng nào tham dự World Cup nhưng lại đưa tới một lượng lớn ký giả, điều này không chỉ khiến rất nhiều người nước ngoài khó lý giải, mà ngay cả ký giả Trung Quốc cũng cảm thấy ngại ngùng.
Giải bóng đá World Cup hiện đang hừng hực khí thế tại nước Nga, nhưng vẫn không thấy bóng dáng của đội Trung Quốc. Tuy nhiên, sự vắng mặt của đội Trung Quốc không thể cản trở niềm đam mê bóng đá của bao nhiêu cổ động viên tại đất nước này.
Không chỉ hàng trăm triệu người hâm mộ mỗi ngày canh giữ bên cạnh tivi, còn có hơn ngàn vạn người bay sang nước Nga, có mặt tại đây để cổ vũ cho đội bóng mình yêu thích. Theo thống kê, người hâm mộ Trung Quốc mua vé vào cửa ở World Cup lần này đã vượt quá 40 ngàn vé, đứng thứ 9 sau các quốc gia khác.
Điều khiến cho truyền thông quốc tế khó hiểu là, tại hiện trường có số lượng lớn phóng viên truyền thông đều đến từ Trung Quốc.Cách đây 4 năm khi World Cup tại Brazil, số ký giả từ Trung Quốc cũng là nhiều nhất, hơn 120 người.
Tờ báo Nhật Bản “Sportiva” ngày 18/6 đã đưa tin về một sự việc: Trước khi mở màn World Cup, ở đại sảnh dành cho các phóng viên, có một ký giả Argentina và một ký giả Trung Quốc xảy ra mâu thuẫn, người phóng viên Trung Quốc rất tức giận, nhưng phóng viên Argentina chỉ cần một câu nói: “Đội bóng của nước anh đều không có ở đây, tại sao anh lại ra vẻ như vậy?” khiến cho phóng viên đó chỉ biết im lặng. Theo bài báo, ký giả Trung Quốc khi ở Brazil cũng bị hỏi câu “không có đội Trung Quốc thì đến Brazil làm gì”, tự nhiên cũng không còn lời nào đáp trả.
Thật vậy, số lượng phóng viên nhiều như thế tiêu tốn không ít tiền, ngoài việc phỏng vấn không được đội bóng chủ nhà, rất có thể bị các cản trở không thể nào tiếp cận được các đội bóng tham dự giải, thỉnh thoảng phỏng vấn được cầu thủ danh tiếng nào đó, nhưng cũng chưa chắc có được nội dung gì đặc sắc. Nếu vậy, họ chỉ có thể báo cáo các kiểu tin tức ngoài lề, nhưng điều người hâm mộ bóng đá quan tâm chính là trận đấu, những thứ đó cũng không quan trọng gì nữa.
Nếu đã như thế, tại sao truyền thông trong nước Trung Quốc lại phái nhiều ký giả đến như vậy, mà lại không quan tâm việc có lấy được tin tức hay không? Trong nước có rất nhiều người hâm mộ bóng đá là một nguyên nhân; hiện nay bóng đá đang được yêu thích cũng là một nguyên nhân; nhưng đồng thời không thể không chú ý đến một nguyên nhân chính là: Với tình hình chính trị đương thời ở Trung Quốc, các loại tin tức kinh tế, xã hội, giải trí bị kiểm soát cao độ, có lẽ chỉ tin tức thể thao là vẫn còn có chỗ để khai thác, ngoài ra, khi tin tức tập trung vào World Cup, có thể chuyển dời sự chú ý của người Trung Quốc đối với cuộc chiến mậu dịch Mỹ – Trung, hay những kháng nghị liên tiếp ở trong nước.
Nữ nhân sĩ Hà Thanh Liên từng du học Mỹ đã ví các phóng viên Trung Quốc như “mang theo xiềng xích mà khiêu vũ”. Trên thực tế, ở Trung Quốc tuyệt đối không thiếu những phóng viên ưu tú và có lương tri, nhưng dưới sự khống chế và chèn ép một cách có hệ thống của Cục Văn hóa, Tuyên truyền, số phóng viên như vậy càng ngày càng ít, rất nhiều phóng viên chỉ vì mưu sinh, bị ép tạo ra những tin tức giả, tin tức rác, còn tràn ngập tin tức Đảng. Sự việc xảy ra vào tháng 5 khi trang tin tức điều tra “Pháp chế buổi tối” ở Bắc Kinh bị Bộ Thông tin xóa chính là một ví dụ điển hình.
Tin tức “Pháp chế buổi tối” ở Bắc Kinh từ trước đến nay vẫn dựa vào điều tra mà báo cáo, khai thác sâu vào các vấn đề xã hội đang được quan tâm. Theo báo cáo của truyền thông hải ngoại, từ tháng 1/2018, thị ủy thành phố Bắc Kinh phái Bành Lượng, phó xã trưởng của tờ báo “Thanh niên Bắc Kinh”, một người không hề có kinh nghiệm nghiệp vụ về tin tức tiếp quản “Pháp chế buổi tối”.
Sau đó nhân sự nội bộ của “Pháp chế buổi tối” bị gạt bỏ và chỉnh đốn, khiến nhân viên rất không hài lòng. Tòa soạn trước sau có 4 biên tập viên và phóng viên đã bỏ việc để chứng tỏ sự kháng nghị với hành động này. Có phóng viên phàn nàn rằng họ cảm thấy khó xử không biết phải làm thế nào. Tuy nhiên, điều có thể thấy được là, “Pháp chế buổi tối” trong tương lai sẽ bị san phẳng, trở thành tờ báo giấy hoàn toàn nghe theo lời Đảng.
Ngoài ra, sau khi “Luật an ninh mạng” của chính phủ Trung Quốc được áp dụng, hơn 60 tài khoản của người nổi tiếng thường xuyên đưa tin tai tiếng của truyền thông bị khóa vì bị chỉ trích “truyền bá nội dung thấp kém” và “tạo thành mặt trái gây ảnh hưởng xã hội”, tuần san Giải trí Nam Đô, Giải trí Bazaar, Thời trang Nam,.. mấy chục trang giải trí của công chúng bị đóng cửa.
Ngoài ra còn có những trang như Khoái Thủ (Kuaishou), Hỏa Sơn video (Huoshan), Đầu đề Nhật báo (Toutiao),… vì nội dung “thấp kém”, “bạo lực”, “tanh máu” mà bị kiểm soát, trang “Đầu đề Nhật báo” có mục “Nội hàm truyện ngắn” đột nhiên bị tuyên bố đóng cửa, gây ra sóng to gió lớn, người sử dụng khắp cả nước không ngừng kháng nghị.
Nếu như nói phóng viên báo cáo các tin tức chính trị, kinh tế, xã hội,… sẽ gặp phải rất nhiều hạn chế, vậy thì không ảnh hưởng đến chính trị như các trang giải trí, nhưng vẫn có trang như Bát Quái cũng bị Trung Quốc tiêu diệt? Người viết suy đoán, rất có khả năng là vì các lãnh đạo lo lắng đến sức ảnh hưởng công chúng của các trang mạng, vì họ có hàng triệu, hàng trăm triệu người theo dõi.
Dưới tình cảnh Trung Quốc trong ngoài đều khốn đốn như hiện nay, một khi trong xã hội xuất hiện biến cố, các trang mạng này sẽ phát huy tác dụng, như thế có thể trở thành lực lượng phản chính phủ, khó có thể đoán trước được, vì vậy chính quyền phải đề phòng để không xảy ra.
Hơn nữa, những người ‘bí danh’ trong lúc tiết lộ thông tin giải trí cũng khó tránh khỏi liên can đến vị quan chức nào đó, thậm chí quan chức cấp cao, dựa vào những báo cáo trước đây, đã đánh rớt đài không ít quan chức có mối quan hệ mập mờ với các minh tinh trong ngành giải trí, mà tin xấu như vậy bị lộ càng nhiều, đối với Trung Quốc càng bất lợi.
Gần đây nhất chính là sự kiện Thôi Vĩnh Nguyên phơi bày “Hợp đồng âm dương” của ngành giải trí, đã chỉ ra không ít tai to mặt lớn, còn có phú hào và sau lưng của các quan lớn. Tuy nhiên những tiết lộ của ông ta chưa bị ngăn chặn, có khả năng là do những quan chức liên can chưa phải là quan chức cấp cao đương nhiệm.
Ở Trung Quốc, phóng viên không cách nào dựa theo quy luật tin tức, tự do đưa tin và viết những bài viết thực sự có giá trị. Các tòa soạn báo, truyền thông mạng vì không muốn “bị rắc rối” chỉ có thể nghe lệnh của cấp trên, trong lúc Trung Quốc chưa đưa ra giới hạn chặt chẽ hơn mà tăng cường đưa tin. Tin tức bóng đá World Cup là như vậy.
Đồng thời, truyền thông đối với bóng đá cũng rất có hứng thú, họ muốn đánh vào giấc mơ Trung Quốc trở thành “siêu cường quốc bóng đá” và trở thành chủ nhà tổ chức World Cup. Nhưng với tình cảnh trước mắt, có lẽ sẽ nhờ giải bóng đá này mà chuyển dời sự chú ý của dân chúng, tự nhiên sẽ cổ vũ truyền thông tăng cường các báo cáo liên quan tới sự kiện này.
Thế nhưng, dù đầu tư số tiền khổng lồ để mời một đội huấn luyện viên có tiếng, phái cả đoàn ký giả theo sau, đội bóng đá Trung Quốc vẫn rất rời rạc, chưa có khởi sắc, nguyên nhân thực sự ở đâu? Việc họ không dám và sợ phải thừa nhận chính là biểu hiện của thể chế đất nước đang xuất hiện vấn đề rất lớn.
Theo Epoch Times