Đối với nhiều người Trung Quốc, Cách mạng Văn hóa do Mao Trạch Đông khởi xướng chính là một nỗi ám ảnh kinh hoàng. Không những thế, đối với các quan chức và thân nhân của họ khi bị liệt vào “phần tử đối nghịch”, thì số phận của họ cũng vô cùng bi thảm.
Đặng Tiểu Bình là cựu lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), tuy rằng ông chưa bao giờ có chức vụ nguyên thủ quốc gia hay đứng đầu chính phủ, nhưng trên thực tế trong suốt những năm cuối thập niên 1970 đến đầu thập niên 1990, ông chính là người cầm quyền thực tế ở Trung Quốc.
Tuy nhiên trong Cách mạng Văn hóa, từ năm 1969 đến năm 1972 do phản đối Mao Trạch Đông nên Đặng Tiểu Bình bị phê phán nặng nề là “kẻ số hai trong Đảng đi theo chủ nghĩa tư bản”, bị cách hết mọi chức vụ, nên hai vợ chồng ông bị đưa về Giang Tây.
Trong những năm này vợ chồng Đặng Tiểu Bình phải sống lưu vong “3 chìm 7 nổi”, thậm chí trong hai ngày 06/11/1971 và 03/08/1972 ông còn bị giam lỏng ở Giang Tây, còn các con đều bị đưa đi cải tạo ở các tỉnh khác.
Không những thế mà cả anh em họ hàng thân thuộc của Đặng Tiểu Bình đều bị liên lụy. Và một trong số đó chính là em trai Đặng Thục Bình, người bị liệt vào “phần từ địa chủ” và sau đó bị bức hại đến chết.
Đặng Thục Bình bị bức hại đến mức phải tự vẫn
Cha của Đặng Tiểu Bình là Đặng Thiệu Xương cưới bốn người vợ, sinh được tổng cộng 9 người con, bị mất 2 còn 7 (4 nam, 3 nữ). Người vợ thứ 2 của Đặng Thiệu Xương là Đạm Thị sinh được 3 người con trai và 2 người con cái, 3 con trai là Đặng Tiểu Bình, Đặng Khẩn, Đặng Thục Bình.
Trong cuốn sách “Phụ thân ta Đặng Tiểu Bình” của Đặng Dung, con trai của Đặng Tiểu Bình có viết như sau: “Chú tôi Đặng Thục Bình, trước giải phóng là một tiểu địa chủ, không có tài cán gì, lại còn nghiện thuốc phiện. Sau giải phóng cha tôi đưa chú cai thuốc, rồi đưa đi học giáo dục cách mạng, sau đó đưa đến tỉnh Quý Châu, bố trí cho làm một số công việc hành chính nơi đây.
Trong thời gian Cách mạng Văn hóa, sau khi cha tôi bị liệt vào “phần tử phản cách mạng” thì ngay lập tức chú tôi cũng bị liên lụy, vì bản thân vốn là địa chủ nhỏ nên ông bị liệt vào ‘thành phần địa chủ’, cuối cùng đấu tố tra tấn đến mức không chịu nổi phải tự vẫn, chết vào ngày 15/03/1971″.
Sau đó nhân cơ hội Lâm Bưu bị rớt đài, Đặng Tiểu Bình đã 2 lần viết thư cho Mao Trạch Đông phê phán Lâm Bưu, tỏ ý hối lỗi và muốn trung thành phụng sự Mao Trạch Đông. Nhờ vậy mà ngày 20/3/1973, Đặng Tiểu Bình được phục hồi công tác, rời khỏi Giang Tây quay trở lại Trung Nam Hải làm việc.
Đến năm 1976, sau khi Chu Ân Lai mất, thế lực chống đối viện cớ ông có tư tưởng phản cách mạng và tác động đến Mao Trạch Đông, vì vậy ông lại bị Mao Trạch Đông cách hết các chức vụ, chỉ còn danh hiệu đảng viên và hộ khẩu Bắc Kinh. Và đến năm 1978, sau khi nhóm “bè lũ bốn tên” bị lật đổ, Đặng Tiểu Bình được khôi phục tất cả các chức vụ.
Lê Hiếu, theo Epochtimes.com