Vị cao nhân ẩn thân ít người biết đến trong Tây Du Ký – Ông là ai?

04/07/16, 09:20 Cổ Học Tinh Hoa

Rất nhiều người đọc Tây Du Ký nhiều lần nhưng có lẽ vẫn không thấu tỏ huyền cơ. Quả thật nội hàm của bộ tiểu thuyết này sâu xa, không dễ mà hiểu hết được. Trong đó, phải nhắc đến một vị cao nhân ẩn thân mà ít người khi đọc Tây Du Ký biết đến – Người mang thân phàm nhân nhưng lại khiến quỷ thần đều kính trọng.

509213040789-400x500 (1)
Đức hạnh của Đường Thái Tông khiến Quỷ Thần cũng đều phải kính trọng. (Ảnh: Internet)

Cao thủ trong Tây Du Ký nhiều như mây, khi mọi người bàn luận, quanh đi quẩn lại đều là nói về thần tiên và yêu quái, xem ai phép thuật cao siêu, bảo bối nào lợi hại… Nhưng có câu nói rằng: “Cao thủ chưa bao giờ rút đao”. Tây Du Ký có một vị cao thủ ẩn thân, không dùng đao kiếm để tranh giành thắng thua, mà lấy đức hạnh thâm hậu khiến Quỷ Thần cũng phải kính trọng. Ông chính là Đường Thái Tông.

Long Vương vì sao phải tìm đến Đường Thái Tông cầu cứu?

Trong hồi 9 Tây Du Ký, Kính Hà Long Vương bởi vì làm trái ý chỉ của Ngọc Đế, thay đổi thời gian mưa, nên bị đánh dấu vào sổ, bị trời khiển trách. Để bảo mệnh, Long Vương được thần cơ diệu toán Viên Thủ Thành chỉ điểm, buổi tối gặp Đường Thái Tông trong mơ, thỉnh cầu Thái Tông cứu giúp. Long Vương nói: “Bệ hạ là chân Long, thần là nghiệt Long. Thần bởi vì phạm tội ở thiên đình, sẽ bị hiền thần của bệ hạ là Tào Quan Ngụy Trưng xử trảm, vậy nên thần cố đến đây bái cầu, mong bệ hạ cứu thần một phen!”.

Long Vương phạm tội, chống lại ý chỉ của Ngọc Đế, lẽ ra phải tìm đến Ngọc Đế xin tha tội, cớ sao lại tìm đến Đường Thái Tông để cầu cứu? Rốt cuộc, Đường Thái Tông có bản sự gì để bảo vệ được Long Vương đây?

Nguyên lai người xưa coi trải dài Thần Châu là một long mạch khổng lồ. Thế gian xoay chuyển xuôi ngược đều là dựa vào long mạch, mà người có thể khống chế kiểm soát được long mạch, chính là người vận hành giang sơn dưới nhân gian, cũng chính là bậc Đế vương. Vậy nên, Trung Quốc cổ đại, luôn xưng Hoàng đế là “Chân Long Thiên tử” hoặc “Chân mệnh Thiên tử”.

Núi non sông ngòi trong mỗi triều đại đều được Đế vương thống lĩnh. Kính Hà là một phần của Đại Đường, đương nhiên Kính Hà  Long Vương phải tới gặp Đường Thái Tông cầu cứu.

Đường Thái Tông muốn cho Kính Hà Long Vương một con đường sống, nên đã triệu Ngụy Trưng đến cung chơi cờ, mục đích là để Ngụy Trưng không thể xử trảm Long Vương. Nhưng thật không may, Long Vương chỉ lo cầu cứu Thái Tông, lại quên báo cho Thái Tông biết thời điểm bị trảm. Cho nên đến thời gian xử trảm, Ngụy Trưng đang ở trước mặt Đường Thái Tông thì hôn mê bất tỉnh, và cuối cùng đã xử trảm Long Vương ở trong mộng.

Vong hồn Long Vương uất ức, trách móc Đường Thái Tông, lôi ông xuống Địa phủ tranh biện. Sau khi Đường Thái Tông đến Địa phủ, được Thập Đại Diêm Vương nghênh đón, nói chuyện với ông rất cung kính, không dám vượt quá lễ tiết. Có thể thấy Đường Thái Tông địa vị rất cao, đến cả Thần cũng không dám thất lễ.

Đường Thái Tông đã làm được điều mà Thập Đại Diêm Vương cũng không làm được

Sau khi Đường Thái Tông đi tới Địa phủ, Diêm Vương sai người mang đến bộ sách sinh tử, xem xét thọ hạn của Đường Thái Tông. Viên phán quan Âm ty là Thôi Khuê Thôi thấy tuổi thọ Trinh Quán Đường Thái Tông chỉ còn 13 năm nữa, thế là vội vàng cầm bút, sửa lại con số, rồi trình báo Diêm Vương. Diêm Vương thấy tuổi thọ của Đường Vương còn 20 năm nữa, bèn nói với Thái Tông, rằng sẽ đưa ông trở lại dương gian ngay lập tức.

Một phán quan vì sao lại dám lớn mật như vậy, tự tiện sửa đổi sách sinh tử? Còn nhớ, năm ấy Tôn Ngộ Không đại náo Địa phủ, tự ý xóa giờ tử của mình, khiến Diêm Vương phẫn nộ, lập tức lên thiên đình bẩm báo Ngọc Đế việc này. Vậy tại sao Thôi phán quan tự ý tăng thọ mệnh cho Đường Thái Tông lên 20 năm, mà Diêm Vương lại có thể lờ đi như vậy?

Nguyên lai Đường Thái Tông là Chân Long Thiên Tử của Đại Đường, thống trị Trung Thổ, non nước của Đại Đường là được tạo từ thân rồng của ông, muôn dân trăm họ, là có ông trị vì, chỉ cần có ông là có thể giải quyết được vô số oan hồn ở địa phủ.

Trước khi Đường Thái Tông về lại dương gian, đã được du ngoạn 18 tầng Địa phủ. Khi ông đi qua Uổng Tử Thành, đã chứng kiến vô số oan hồn vô chủ. Về sau Đường Thái Tông đã lấy hẳn một kho kim ngân, bố thí cho những cô hồn dã quỷ không ăn không uống, và làm lễ siêu độ cho chúng.

Cũng chính là nói, Đường Thái Tông hảo tâm giúp những oan hồn vô chủ này, gánh chịu một phần tội nghiệp, giúp bọn họ siêu thoát. Đường Thái Tông đã làm được điều mà Thập Đại Diêm Vương không làm được. Điều này khiến Thập Đại Diêm Vương phải kính nể ông, Quan Âm Bồ Tát bảo hộ ông.

Đường Thái Tông hứa mang “bí đỏ” cho Địa phủ

Đường Thái Tông đi xuống Địa phủ, giải quyết được vấn đề nan giải ở đó, trước khi ông rời đi, Thập đại Diêm Vương cao hứng nói: “Chỗ ta chỉ toàn là dưa hấu, không có bí đỏ (nam qua)”. Đường Thái Tông liền nói, sau khi hồi dương sẽ gửi tặng bí đỏ cho Diêm Vương.

“Nam” trong ngũ hành thuộc hỏa, hỏa đối ứng với tâm. Ý tứ của Diêm Vương là mong muốn lòng người luôn thuần chính hòa ái; “nam qua” ý chỉ thiện quả được kết thành từ tâm con người. Mà Đường Thái Tông là người có thể khiến tâm muôn dân kết ra thiện quả, là bậc Thánh nhân thánh quân ích nước lợi dân, cho nên Diêm Vương chỉ có thể muốn nhờ ông, cũng chỉ có ông mới có thể làm được!

Ngụ ý của “Thông quan văn điệp”

Bởi vì Đường Thái Tông là bậc tôn thánh, không phải là phàm nhân, cho nên khi ông phái Huyền Trang đi sang Tây Thiên thỉnh kinh, chúng Thần trên trời, các Thần Phật gia và Đạo gia đều theo sát trợ giúp cho Đường Tăng.

3re_0
Đường Thái Tông tiễn biệt Huyền Trang lên đường đi Tây Thiên thỉnh kinh. (Ảnh: Internet)

Trước lúc Đường Tăng khởi hành, Đường Thái Tông đã đích thân viết một văn điệp lấy kinh, đóng dấu bảo ấn thông hành, gọi là Thông quan văn điệp. Ý chỉ của Thông quan văn điệp là, Đường Tăng là do Hoàng đế Đại Đường phái đi, các nước phải để cho Đường Tăng đi qua. Đường Thái Tông tiến về phía trước, bỏ vào chén rượu chay một dúm đất, lại tiếp tục dặn dò Huyền Trang: “Thà một lòng lưu luyến đất quê hương, chớ yêu quê người vạn lượng kim”.

Sau khi tiễn biệt Đường Tăng, Từ Trinh Quán năm thứ 13 đến Trinh Quán năm thứ 16, Đường Thái Tông lệnh cho quan viên thợ thuyền xây dựng Vọng Kinh Lâu ở bên ngoài Tây An, là chuẩn bị để sau này long trọng chào đón kinh Phật. Thái Tông hàng năm đều đi lên Vọng Kinh Lâu, ngẩng đầu mong ngóng Đường Tăng trở về.

Trong Tây Du Ký, Đường Tăng đi đến nước nào, cũng cần phải xin đóng dấu vào giấy thông hành, sau khi được Quốc vương đóng thêm quốc ấn, mới có thể qua cửa để tiếp tục lên đường. Đường Tăng sau khi lấy kinh trở về, còn phải giao “thông quan văn điệp” cho Đường Thái Tông. Ngày lấy kinh trở về, con dấu trên văn điệp nhiều đến mức xếp chồng lên nhau. Trên đường lấy kinh, cho dù là đến quốc gia giàu có đông đúc hay bần cùng; cho dù gặp quốc vương thiện lương hay gian nịnh, cũng đều phải cho họ biết rằng mình đang đi thỉnh kinh. Quốc ấn trên quan văn đã trở thành vật chứng cho con đường lấy kinh.

Trong tiểu thuyết, sẽ thường thấy Đường Tăng không ngại phiền mà nhắc đi nhắc lại nhiều lần một câu nói: “Đệ tử Trần Huyền Trang, phụng thánh chỉ Hoàng đế Đông thổ Đại Đường, phái đi Tây Thiên bái Phật cầu kinh”. Lời nói này trên thực chất cũng là trả lời cho câu hỏi: “Rốt cuộc Ta là ai, từ đâu đến và sẽ đi về đâu?”.

Bộ tiểu thuyết này cũng đã minh xác chỉ ra rằng: “Thân người khó được, Trung thổ khó sinh, Chính Pháp khó gặp, nếu được cả ba điều, thì quả thật là may mắn”.

Hồi thứ 91 có viết, Đường Tăng khi tới phủ Kim Bình, một hòa thượng chỗ đó nghe nói Đường Tăng là từ Đông thổ Đại Đường đến, luống cuống vội vàng quỳ xuống bái lạy, nói: “Tôi ở đây là người hướng thiện, đọc kinh niệm Phật, chỉ mong tu đạt như Ngài hiện tại, được chuyển sinh vào Trung Hoa. Nhìn qua phong thái ngài là biết, là do đời trước đã tu được, nên nay được thụ hưởng”.

Ngô Thừa Ân xây dựng cốt truyện, đã kể về hành trình đi lấy kinh gian truân của 4 thầy trò Đường Tăng. Thỉnh kinh là việc tốt lành, chính là cuộc chiến giữa thiện và ác, cuối cùng đem đến phúc lợi cho vạn quốc vạn dân.

Tuy nhiên, có Đường Thái Tông, mới có chuyện xưa đi lấy kinh. Chính là nhờ Đường Thái Tông độ vong thoát khổ, giải khai trăm nút thắt ai oán, quyết định phái người đi sang Tây Thiên thỉnh kinh. Lấy được chân kinh, còn phải chuyển sinh ở Trung Thổ, mới may mắn gặp được ba đường nhân sinh. Bộ tiểu thuyết đã lấy các loại ẩn dụ để làm sáng tỏ rằng, cả cuộc đời của Đường Thái Tông, chính là câu chuyện nhân sinh may mắn nhất.

Chỉ là khi đọc Tây Du Ký, người ta thường đắm chìm với những câu chuyện hàng trừ yêu ma sinh động, lại không để ý đến vị cao nhân chân chính ẩn thân trong đó  – Đường Thái Tông.

Bảo An, theo NTDTV

Ad will display in 09 seconds

Chuyện thần thoại dành cho con người tương lai - P1

Ad will display in 09 seconds

Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

Ad will display in 09 seconds

Người sống thọ có 4 cái lười

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói con người làm gì Thần linh đều biết, xem xong 3 câu chuyện này sẽ rõ

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

Ad will display in 09 seconds

Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

Ad will display in 09 seconds

Sau khi thất bại, Ma Vương đã có lời nguyền gì với Đức Phật?

Ad will display in 09 seconds

5 bằng chứng khảo cổ phủ định thuyết Tiến hóa

Ad will display in 09 seconds

Thảm họa dành cho con người: “Đều không phải ngẫu nhiên”

Ad will display in 09 seconds

Ma quỷ cũng biết lừa người, bạn tin không?

  • Chuyện thần thoại dành cho con người tương lai - P1

    Chuyện thần thoại dành cho con người tương lai - P1

  • Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

    Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

  • Người sống thọ có 4 cái lười

    Người sống thọ có 4 cái lười

  • Vì sao nói con người làm gì Thần linh đều biết, xem xong 3 câu chuyện này sẽ rõ

    Vì sao nói con người làm gì Thần linh đều biết, xem xong 3 câu chuyện này sẽ rõ

  • Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

    Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

  • Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

    Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

  • Sau khi thất bại, Ma Vương đã có lời nguyền gì với Đức Phật?

    Sau khi thất bại, Ma Vương đã có lời nguyền gì với Đức Phật?

  • 5 bằng chứng khảo cổ phủ định thuyết Tiến hóa

    5 bằng chứng khảo cổ phủ định thuyết Tiến hóa

  • Thảm họa dành cho con người: “Đều không phải ngẫu nhiên”

    Thảm họa dành cho con người: “Đều không phải ngẫu nhiên”

  • Ma quỷ cũng biết lừa người, bạn tin không?

    Ma quỷ cũng biết lừa người, bạn tin không?

x