Cuộc sống nghèo đói và bế tắc tại một số quốc gia ở Nam Á hay châu Phi khiến nhiều người bất chấp nguy hiểm đặt cược cả tính mạng vào tay những băng nhóm buôn bán nội tạng.
Riêng tại Ấn Độ, mỗi năm, có khoảng 2.000 người tình nguyện bán thận với mức giá 5.000USD (hơn 100 triệu đồng). Bất chấp những cơ sở y tế lạc hậu, không đảm bảo vệ sinh, nhiều người dân nghèo vẫn tìm đến con đường buôn bán nội tạng bất hợp pháp với mong muốn kiếm được chút tiền trang trải cho cuộc sống khó khăn.
Những ca bán tạng xảy ra chủ yếu tại những quốc gia nghèo Nam Á, châu Phi hay Trung Quốc, nơi người dân chấp nhận bán nội tạng để có tiền chu cấp cho gia đình.
Ngày càng có nhiều người mắc các căn bệnh liên quan tới thận, kéo theo nhu cầu tăng cao của loại nội tạng này. Chính vì vậy, nhiều người chấp nhận bán một bên thận của mình.
Những bệnh nhân sẽ được trả tối đa 200.000 USD (hơn 4 tỷ) cho một quả thận. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, một số tay buôn lợi dụng tình trạng cùng quẫn của người đi bán và chỉ trả khoảng 5.000 USD.
Nội tạng sau khi được mua bán bất hợp pháp tại quốc gia nghèo như Ấn Độ, Pakistan có thể được chuyển đến các quốc gia phương Tây, nơi người giàu có thể chi trả rất nhiều tiền cho các ca phẫu thuật ghép tạng.
Theo ước tính của một vài tổ chức kinh tế thế giới, “nền công nghiệp” bán nội tạng ước tính có giá trị từ 600 triệu đến 1,2 tỷ USD.
Ngoài Ấn Độ, Trung Quốc cũng luôn nóng về vấn đề cấy ghép cũng như buôn bán nội tạng trái phép. Theo các báo cáo, các bệnh viện tại Trung Quốc thường mổ lấy 11.000 bộ phận nội tạng từ các tử tù mỗi năm, hơn nữa, còn tiến hành mổ cướp nội tạng sống của những học viên Pháp Luân Công, hoặc những nhóm người bất đồng chính kiến. Tuy nhiên, giới chức nước này luôn bác bỏ những cáo buộc đó và cho biết các bộ phận nội tạng thường được lấy từ những người hiến tặng.
Theo trang Minh Huệ, đầu tháng 3/2006, một nhân chứng đã tiết lộ thông tin về trại lao động tập trung Tô Gia Đồn ở Trung Quốc, nơi này giam giữ 6.000 học viên Pháp Luân Công để thu hoạch nội tạng.
Ngày 17/3/2006, bà Anne, vợ cũ của một cựu bác sĩ phẫu thuật Trung Quốc đã tiết lộ, từ cuối năm 2001 đến tháng 10/2003, chồng bà đã lấy đi giác mạc của 2.000 học viên Pháp Luân Công còn sống, nội tạng của họ cũng bị mổ cướp, sau đó thi thể bị hỏa thiêu mà không được sự đồng ý của người nhà.
Cũng theo thông tin trên Minh Huệ, một bác sĩ quân y giấu tên ở Thẩm Dương đã xác nhận sự tồn tại của trại tập trung Tô Gia Đồn và cho biết thêm Trung Quốc có 36 trại tập trung giống như vậy.
Hai nhà hoạt động nhân quyền là cựu Quốc vụ khanh Canada David Kilgour và luật sư nhân quyền quốc tế David Matas đã tiến hành một cuộc điều tra độc lập để tìm hiểu sự thật. Ngày 6/7/2006, hai ông công bố bản báo cáo điều tra cáo buộc chính quyền Trung Quốc đã mổ cướp nội tạng sống từ các học viên Pháp Luân Công, và nói rằng đây là “hành động tà ác nhất từ trước đến nay chưa từng có trên hành tinh này”.
Cuốn sách “Thu hoạch đẫm máu” được xuất bản vào năm 2007 của hai ông David Kilgour và David Matas cho thấy một loạt các chứng cứ chứng minh chính quyền Trung Quốc đã hậu thuẫn cho việc mổ cướp nội tạng những người tu Pháp Luân Công.
Ngày 19/5/2016, Tổ chức Thế giới Điều tra về bức hại Pháp Luân Công đã công bố một báo cáo dài hơn 210.000 chữ chứng minh có kho nội tạng sống khổng lồ ở Trung Quốc mà nguồn gốc chủ yếu là từ học viên Pháp Luân Công. Đây được cho là kết quả điều tra trong 10 năm thu thập chứng cứ, theo dõi 865 bệnh viện có hoạt động cấy ghép và hơn 9.500 bác sĩ làm nghề này, kiểm tra thông tin từ các báo cáo luận văn, kho số liệu trên các trang mạng của bệnh viện và gọi hơn 2.000 cuộc điện thoại ghi âm làm chứng.
TinhHoa tổng hợp