Khiêm tốn như cây trúc
“Vị xuất thổ thời tiện hữu tiết, đãi đáo lăng vân canh hư tâm” (Khi chưa rời thoát ra khỏi mặt đất đã biết tiết chế, tới khi vươn tới trời xanh lại càng khiêm tốn), các thi nhân xưa thường dùng cây trúc để ca ngợi phẩm cách khiêm tốn. Cây trúc vô cùng khiêm nhường, cho nên mới từ búp măng mà thành cây trúc, vươn tới mây xanh.
Nhà thơ Bạch Cư Dị đời Đường trong cuốn “Dưỡng trúc ký” có viết rằng: “Trúc tự hiền, trúc tính trực, trực dĩ lập thân; quân tử kiến kỳ tính, tắc tư trung lập bất ỷ giả. Trúc tâm không, không tự thể đạo; quân tử kiến kỳ tâm, tắc tư ứng dụng hư giả. Trúc tiết trinh, trinh dĩ lập chí; quân tử kiến kỳ tiết, tắc tư chỉ lệ danh hành.” (Trúc tựa như người hiền, trúc tính thẳng, lấy ngay thẳng lập thân; quân tử thấy đặc tính đó, thì không ỷ lại. Ruột trúc rỗng, lấy rỗng hành đạo; quân tử thấy ruột trúc, thì nghĩ nên khiêm nhường. Trúc khí tiết trung trinh, dùng trung trinh lập chí; quân tử thấy tiết tháo đó, thì nghĩ cần rèn giũa danh tiếng và hành vi của mình) . Thông qua đặc tính chính trực, khiêm nhường, khí tiết của cây trúc mà miêu tả được nét tương đồng về phẩm cách của cây trúc và phẩm cách của con người.
Bạch Cư Dị cũng là người như vậy, tương truyền sau khi ông viết xong một bài thơ, thường hay đọc cho mục đồng hoặc lão phu nhân nghe, sau đó còn sửa đi sửa lại nhiều lần, tới khi họ hài lòng mới được coi là viết xong. Do đó đặc điểm lớn nhất trong thơ của Bạch là tính dung dị dễ hiểu, tinh tế tuyệt mĩ. Tô Thức đời Tống có viết trong cuốn “Tống Tham Liêu Sư”: “Dục lệnh thi ngữ diệu, thiên yếm không thả tịnh, tịnh cố liễu quần động, không cố nạp vạn cảnh.”(Muốn khiến lời thơ đẹp, chẳng đầy, ‘không’ mà ‘tĩnh’; ‘tĩnh’ dẫn động cả đoàn, ‘không’ thu nạp vạn cảnh). Dẫu rằng cụ thể là nói về thơ, nhưng đồng thời cũng nói đến đạo lý “bình thản khiêm nhường”. Tâm thái bình ổn, khiêm nhường vô hạn, vậy mà không chỗ nào không vươn tới, bình thản khiêm nhường mà có thể cảm ngộ được biến hóa tinh tế của vạn vật, đạt đến cảnh giới có thể dung nạp, gánh vác được vạn sự vạn vật.