(NLĐO) – Một loạt câu hỏi từ các học giả và chuyên gia đã nhắm vào đô đốc Trung Quốc Tôn Kiến Quốc ngay sau bài phát biểu của ông tại Đối thoại Shangri-La ở Singapore hôm 31-5. Có đến 13/15 câu hỏi là dành cho tướng Tôn.
Cuộc trao đổi giữa đoàn với các học giả đã diễn ra rất đáng thất vọng khi đô đốc Tôn Kiến Quốc hoàn toàn né một loạt các câu hỏi quan trọng về . Có tới 13/15 câu hỏi được đặt ra được dành cho ông Tôn và câu chuyện biển Đông. Đại diện từ Pháp cũng nhắc Pháp không phải là một bên tuyên bố chủ quyền nhưng muốn các nước phải tôn trọng luật pháp quốc tế và lợi ích của Liên minh châu Âu (EU) liên quan tới quyền tự do đi lại. Ông cho biết một tàu của Pháp mới tới thăm Trung Quốc khi trở về đã đi qua cả và Hoàng Sa để khẳng định quyền tự do hàng hải. Một loạt các câu hỏi đã được đặt ra với việc lấn đất ngoài biển, liệu Trung Quốc có dừng việc xây dựng ngoài biển hay việc có áp đặt vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) hay không? “Tôi nghĩ là khu vực và trên thế giới này có những vấn đề nghiêm trọng hơn biển Đông rất nhiều. Từ khi nào mà biển Đông này trở thành tâm điểm của đối thoại này?” – ông Tôn bình luận. Ông chỉ khẳng định lại một số quan điểm quen thuộc của Trung Quốc như chủ quyền bất khả xâm phạm cũng như là ủng hộ hòa bình và an ninh cũng như là Trung Quốc sẽ không chịu áp lực từ bên ngoài. Ông cũng nói sẽ không trả lời các cáo buộc đối với các quan điểm có cơ sở pháp lý của Trung Quốc. Đô đốc Tôn Kiến Quốc phát biểu tại Đối thoại Shangri-La. Ảnh: Twitter Về vấn đề ADIZ ông nhắc lại quan điểm của người phát ngôn Bộ ngoại giao Hoa Xuân Oánh là việc áp đặt hay không tùy thuộc vào tình hình an ninh ở biển Đông. “Tình hình nhìn chung hiện tại là hòa bình và ổn định, mọi người không nên đẩy vấn đề lên,” ông nói. Một loạt các câu hỏi còn lại ông nói mọi người xem lại bài phát biểu trước đó của mình. “Các bạn phải nhìn vào hành động của Trung Quốc để đánh giá Trung Quốc” – ông bình luận. Cách trả lời của Trung Quốc đã khiến một loạt chuyên gia rất thất vọng. Bà Bonnie Glaser, một chuyên gia của Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS), trụ sở ở Mỹ, nói “tôi vô cùng thất vọng. Đây là một cơ hội bị bỏ lỡ.” “Ông ta chuẩn bị rất kỹ, một quyển sổ rất lớn với các câu trả lời với đánh dấu để ông ta chỉ lật ra để trả lời nhưng cuối cùng thì ông ta né hết các câu hỏi” – bà nói. “Tôi đã dự 9 Đối thoại Shangri-la và mỗi lần Trung Quốc đều có chiến lược riêng của mình nhưng lần nào họ cũng thất bại. Năm ngoái họ vô cùng đối đầu với bài phát biểu của bộ trưởng Hagel, năm nay thì họ mềm mỏng hơn nhiều nhưng rõ ràng là mọi người đều rất thất bại.” – chuyên gia này nhận định. Thanh Tuấn (từ Shangri-la) |
Theo Người Lao Động