Nếu để xin một vé đi về tuổi thơ, chắc chắn ai cũng sẽ muốn quay về cái thời “phim chưởng”. Khi TV là thứ duy nhất để xem phim chứ không có mạng internet như bây giờ. Mỗi bộ phim chỉ kéo dài 1 tập, nên mỗi ngày đều có một niềm vui là hồi hộp chờ đợi ngày mai sẽ chiếu tiếp những gì.
Tuổi thơ của những thế hệ 7x, 8x, 9x đời đầu không có nhiều món giải trí như “tụi trẻ” ngày nay mà quanh đi quẩn lại chỉ là những lần tụm năm tụm ba trong con hẻm nhỏ, những lần lấp ló thụt thò trước cổng nhà hàng xóm để xem ké một bộ phim hấp dẫn.
Những hôm chai mặt ngồi lì ở tiệm sách “coi cọp” quyển truyện mới ra lò… Tất cả những thứ đó mỗi khi nhắc đến vẫn làm đọng lại một chút gì đó rất hồn nhiên và ấm áp.
Nhớ cái thời phim “chưởng” Kim Dung tung hoành khắp các kênh truyền hình, len lỏi vào từng căn nhà tạo nên cơn sốt qua biết bao thế hệ. Dương Quá, Kiều Phong, Đoàn Dự, Lệnh Hồ Xung, Trương Vô Kỵ… là những nam thần của lũ trẻ thời ấy.
Một lần nữa, tuổi thơ trở lại trên… Phây Bút với những khoảnh khắc hồn nhiên và “hơi điên” vì phim chưởng qua các tấm hình được chia sẻ lại từ Thiên Long Bát Bộ.
1. Trong phim cao thủ giang hồ bị ọc máu vì trọng thương còn ngoài phim thì bị ọc vì “siro”
2. Tan học buổi chiều là phải chạy thật nhanh về nhà để kịp xem phim lúc 6h, khi đó làm gì có Internet để xem lại khi bị lỡ mất một tập
4. Vừa xem phim vừa “bình loạn” khi tới các cảnh đánh đấm túi bụi
5. Đối với những nhà gọi là “có điều kiện” thì đi thuê băng về xem nhưng việc đi thuê cũng không mấy dễ dàng vì phải đợi người khác trả rồi mới thuê được
6. Thực hành truyền nội công như trong phim, truyền vã mồi hôi nhưng không thấy công lực mạnh lên chút nào
7. Những cách xưng hô trong phim cũng được ứng dụng ra ngoài đời
8. Chủ đề tám của bọn trẻ lúc bấy giờ không gì khác là những tập phim chưởng vừa xem xong
9. Thời đó chưa có mạng phổ biến như bây giờ, mỗi ngày đều có niềm vui nho nhỏ là chờ đợi tập phim mới chiếu ra
10. Không chỉ chơi với nhau mới dùng chén nước “lọc” thay rượu đâu, mà kể cả uống nước một mình cũng nhất định không dùng ly
11. Có thể nói đây là nỗi khốn khổ nhất thời bấy giờ khi bị người lớn dành mất cái TV duy nhất
12. Tan học về là trong đầu chỉ nghĩ ngay đến việc chạy ngay ra đầu hẽm, chia phe “tỉ thí” võ thuật với mấy đứa cùng xóm
Chúc Di (t/h)