Gần đây, trong báo cáo thanh tra của Ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương ĐCSTQ đã chỉ ra, 14 đơn vị có tồn tại vấn đề nổi cộm. Giới quan sát nhận thấy rằng, hơn một nửa trong số đó thuộc về mảng tuyên truyền mà Thường ủy phe Giang là Lưu Vân Sơn đang thao túng.
Ngày 17/02, Ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã công bố tình huống phản hồi của 14 đơn vị bị kiểm tra. Trong đó, có 7 đơn vị gồm Bộ Biên dịch Trung ương, Quang Minh nhật báo, Kinh Tế nhật báo, Học viên cán bộ Trung Quốc – Phố Đông, Học viên cán bộ Trung Quốc – Cương Sơn, Học viên cán bộ Trung Quốc – Diên An, Đài phát thanh Trung ương, v.v, đều là địa bàn của Lưu Vân Sơn.
Những vấn đề nổi cộm của những đơn vị này là làm trái với “Tập bát điều”
Ví dụ như Quang minh nhật báo, tồn tại vấn đề như sau: Đưa tin tuyên truyền sai lệch với định hướng phát triển; làm trái với “Tập bát điều” là 8 quy định của Trung ương ĐCSTQ do Tập Cận Bình đề xuất; lâm vào chủ nghĩa hình thức, chủ nghĩa quan liêu, v.v.; bất lực trong “toàn diện từ nghiêm trị đảng”, buông lỏng quản lý, bất lực trong giam sát kiểm tra kỷ luật đối với các đơn vị trực thuộc, v.v.
Một sự kiện điển hình là, vào năm 2016, Quang Minh nhật báo đã nhiều lần gửi công văn lên tiếng cho phe Giang, khiêu chiến với Tập Cận Bình, sau đó vào Tháng 5, Tổng Biên tập của tờ báo này là Hà Đông Bình bị cách chức.
Thường ủy của phe Giang Lưu Vân Sơn là một trong những nhân vật công khai đối kháng với Tập Cận Bình. Mấy năm gần đây, Lưu Vân Sơn lợi dụng việc nắm giữ hệ thống tuyên giáo Trung ương không ngừng gây rối, xuyên tạc, phong bế những phát ngôn của Tập Cận Bình, Vương Kỳ Sơn, Lý Khắc Cường.
Nhưng phe ông Tập cũng không ngừng thanh lọc hệ thống tuyên truyền, làm suy yếu quyền lực của Lưu Vân Sơn, thu hồi lại quyền khống chế hệ thống này. Kể từ khi ông Tập Cận Bình nhậm chức, rất nhiều quản lý cấp cao của Nhân Dân nhật báo, Mạng nhân dân, Tân Hoa Xã đã bị thay thế.
Tranh Minh, một tạp chí của Hồng Kông từng đưa tin rằng, Lưu Vân Sơn đã bị các Thưởng ủy, và Ủy viên Bộ Chính trí phê bình trong “cuộc họp sinh hoạt dân chủ” của Bộ Chính trị diễn ra vào cuối năm 2016, bị chỉ trích là “có dã tâm chính trị” v.v. Trong cuộc họp này ông Tập Cận Bình cũng đã nhắc nhở Lưu Vân Sơn rằng “phải tuân thủ quy củ chính trị”.
Vào Tháng 1/2017, tạp chí này cũng đưa tin rằng, cựu Thường ủy của phe Giang là Chu Vĩnh Khang, người đanh chịu án tù chung thân đã tố giác những vấn đề Lưu Vân Sơn và vấn đề của Bộ trưởng Bộ tuyên truyền Lưu Kỳ Bảo.
Theo tình hình hiện tại thì Lưu Vân Sơn và Lưu Kỳ Bảo đang ở trong tình cảnh nguy hiểm.
Điểm lại lý lịch của ông Lưu Vân Sơn
Thời kỳ đầu Cách mạng Văn hóa, tốt nghiệp trường Sư phạm Tập Ninh ở Nội Mông Cổ, trình độ Trung cấp chuyên nghiệp, từng làm cán sự tuyên truyền tại địa phương và nhận được nhiều khen ngợi, năm 1975 được vào làm việc tại chi nhánh Tân Hoa xã ở Nội Mông Cổ. Năm 1993, ông này bất ngờ được tới Bắc Kinh làm Phó ban Tuyên truyền Trung ương. Tháng 10/2002 được lên chức Trưởng ban Tuyên truyền Trung ương.
Nhà văn Thiết Lưu từng có bài viết nhận định, ông Lưu Vân Sơn thăng tiến trong quan trường ban đầu là nhờ ông Bạc Nhất Ba, sau nhờ ông Giang Trạch Dân. Tạp chí Tranh Minh ở Hồng Kông cũng đưa tin, ông Lưu Vân Sơn được vào Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị vì trước đây từng hỗ trợ đắc lực cho ông Giang.
Để lấy lòng Giang, ông Lưu Vân Sơn từng tiến cử cho ông Giang một nhà ngân hàng đầu tư của Mỹ và giúp ông Giang viết tiểu sử, quảng bá hình ảnh.
Đặc biệt, sau khi ông Giang Trạch Dân phát động bức hại Pháp Luân Công năm 1999, ông Lưu trở thành tay sai đắc lực tuyên truyền bôi nhọ đoàn thể người tu luyện Pháp Luân Công.
Theo tư liệu do Tổ chức Quốc tế Điều tra Pháp Luân Công chỉ ra, ngày 6/8/1999, Ban Nếp sống mới Trung ương Trung Quốc tổ chức Tọa đàm phê phán Pháp Luân Công, ông Lưu Vân Sơn với thân phận là Trưởng ban Tuyên truyền và Chủ nhiệm Ban Nếp sống mới Trung ương đã yêu cầu toàn hệ thống tuyên truyền phải đẩy mạnh phê phán Pháp Luân Công.
Từ ngày 8 – 11/2001, ĐCSTQ tổ chức Hội nghị Trưởng ban Tuyên truyền Toàn quốc, ông này cũng bày ra cái gọi là “Mặt trận tư tưởng chống Pháp Luân Công”.
Tháng 1/2000, Ban Tuyên truyền Trung ương yêu cầu các nơi phải giao nộp ấn phẩm tuyên truyền chống Pháp Luân Công. Tháng 2/2000, ông Lưu Vân Sơn chủ trì Hội nghị gọi là “Đấu tranh với những câu chuyện của Pháp Luân Công”.
Tháng 7 cùng năm, Ban Tuyên truyền Trung ương, Văn phòng Nếp sống mới Trung ương, Phòng 610 cùng tổ chức Triển lãm lên án Pháp Luân Công, tại Lễ Khai mạc ông Lưu đã liên tục có những phát biểu bôi nhọ Pháp Luân Công và chỉ đạo các cơ quan tham gia triển lãm phải làm nổi bật được như tinh thần Trung ương.
Tổ chức Quốc tế Điều tra bức hại Pháp Luân Công cũng chỉ ra, tháng 1/2010, ông Lưu Vân Sơn từng phát biểu “Báo cáo Công tác Văn hóa tư tưởng tuyên truyền” lấy “Văn hóa Tuyên truyền Trung Quốc” làm lý do để biện minh cho chính sách bức hại Pháp Luân Công. Trong Báo cáo nhắc đến “phải đẩy mạnh đấu tranh trên mặt trận ngôn luận quốc tế về vấn đề Pháp Luân Công, thực hiện chiến lược xuất khẩu văn hóa thông qua xây dựng các trung tâm văn hóa ở nước ngoài, đặc biệt là Viện Khổng Tử”.
Theo thống kê chưa chính thức, dưới quyền lực của Lưu, chỉ trong năm đầu bức hại Pháp Luân Công, hệ thống tuyên truyền chống Pháp Luân Công của ĐCSTQ đã cho xuất bản đến 300 ngàn bài báo bôi nhọ Pháp Luân Công, trong đó có cả vụ án tự thiêu giả tại Thiên An Môn, “huyết án kinh thành”… Nhiều chương trình điều tra quốc tế đã lột trần sự thật rằng, những thông tin của hệ thống tuyên truyền bôi nhọ Pháp Luân Công là bịa đặt, vu khống, mục đích để bức hại Pháp Luân Công.
Ông Uông Chí Viễn, Tiến sĩ Y khoa của Đại học Harvard, người phát ngôn của Tổ chức Quốc tế Điều tra bức hại Pháp Luân Công cũng nhận định, ông Lưu Vân Sơn nằm trong số những đối tượng quan trọng phải chịu trách nhiệm về tội ác bức hại Pháp Luân Công.
Hiện nay chính quyền Bắc Kinh đang đẩy mạnh chỉnh đốn hệ thống tuyên truyền, một trong những lý do là hệ thống này đã không còn uy tín và vị thế trong lòng người dân Trung Quốc.
Lê Hiếu, theo Đại Kỷ Nguyên tiếng Trung