Đây là hình thức xử phạt cao nhất đối với người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính khi người dân vi phạm được đề cập tại Nghị định số 19/2020/NĐ-CP do Chính phủ ban hành ngày 12/02/2020.
Điều 29 Nghị định 19/2020/NĐ-CP quy định, trong quá trình xử lý vi phạm hành chính, công chức, viên chức sẽ bị buộc thôi việc nếu có một trong các hành vi vi phạm:
-Các hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn để sách nhiễu, đòi hỏi và nhận tiền, tài sản của người vi phạm
-Các hành vi dung túng, bao che, hạn chế quyền của người vi phạm hành chính khi bị xử lý vi phạm hành chính;
-Các hành vi giữ lại vụ vi phạm có dấu hiệu tội phạm để xử lý vi phạm hành chính
-Các hành vi giả mạo, làm sai lệch hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính, hồ sơ áp dụng biện pháp xử lý hành chính
-Các hành vi chống đối, cản trở người làm nhiệm vụ kiểm tra; đe dọa, trù dập người cung cấp thông tin, tài liệu cho cơ quan kiểm tra, đoàn kiểm tra, gây khó khăn cho hoạt động kiểm tra.
Ngoài bị buộc thôi việc, tùy theo mức độ vi phạm và tính chất vi phạm mà các cán bộ, công chức, viên chức còn có thể bị ‘khiển trách’, ‘cảnh cáo’, ‘hạ bậc lương’ (áp dụng đối với công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý), giáng chức (áp dụng đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý) hoặc cách chức.
Nghị định 19/2020/NĐ-CP có hiệu lực từ 31/3/2020. Riêng các quy định về xử lý kỷ luật trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính của nghị định này sẽ có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/7/2020.
Từ Nguyên (t/h)