Trong chiến dịch chống tham nhũng của phe cánh Tập Cận Bình, tại Hà Bắc đã có 4 vị Thường ủy cấp tỉnh lần lượt bị ngã ngựa. Trước đó, 4 người này đã từng phối hợp nhau “đóng tuồng” trước mặt Tập Cận Bình.
Phiên tòa xét xử vụ án Cảnh Xuân Hoa
Theo nguồn tin từ trang Weibo, tòa án trung cấp thành phố Trường Xuân, tỉnh Cát Lâm ngày 11/8 đã mở phiên tòa xét xử ông Cảnh Xuân Hoa – cựu Bí thư trưởng, Thường ủy tỉnh Hà Bắc tội nhận hối lộ, với con số tài sản kếch xù không rõ nguồn gốc.
Ông Cảnh Xuân Hoa bị khởi tố vì đã tự mình hoặc thông qua người vợ của mình để nhận tài vật của 31 đơn vị và cá nhân trái với quy định của pháp luật, tổng cộng số tiền lên tới 60.547.598 tệ, ngoài ra còn có 86.357.137 tệ không rõ nguồn gốc.
Ông Cảnh Xuân Hoa từng đảm nhiệm chức phó Bí thư thành ủy thành phố Thừa Đức, Bí thư thành ủy thành phố Hoành Thủy. Từ tháng 1/2011 bắt đầu đảm nhiệm chức Thường ủy kiêm Bí thư trưởng của tỉnh Hà Bắc. Ngày 3/3/2016 ông Cảnh Xuân Hoa bị điều tra vì dính líu đến các vụ tham nhũng vi phạm pháp luật nghiêm trọng. Ngày 8/5, ông Cảnh bị cách chức và khai trừ khỏi đảng.
“Tứ đại tham quan” tỉnh Hà Bắc đã từng “đóng tuồng” ngay trước mặt Tập Cận Bình
Tỉnh Hà Bắc đã có 4 Thường ủy cấp tỉnh ngã ngựa, lần lượt là Cảnh Xuân Hoa – Bí thư Tỉnh ủy Hà Bắc, Lương Tân – Bộ trưởng Tổ chức chính quyền tỉnh Hà Bắc, Chu Bản Thuận – Bí thư Tỉnh ủy và Trương Việt – Bí thư Ủy ban Chính trị và Pháp luật. Liên tiếp có 4 Thường ủy cấp tỉnh ngã ngựa, khiến cho tỉnh Hà Bắc trở thành một tỉnh “tham nhũng hủ bại theo kiểu sạt lở” tiếp sau tỉnh Sơn Tây.
Điều thú vị nhất là, 4 “con hổ” lớn này trước khi ngã ngựa đã từng liên thủ “đóng tuồng” trước mặt Tập Cận Bình.
Buổi chiều ngày 23 đến buổi sáng ngày 25/9/2013, Thường ủy tỉnh Hà Bắc đã tổ chức cái gọi là “Hội sinh hoạt chuyên đề dân chủ”, ông Tập Cận Bình đến thị sát đã tham gia toàn bộ quá trình từ đầu đến cuối. Giới truyền thông nhà nước đã từng bình luận rằng, Tập Cận Bình dùng hết cả 4 buổi để tham gia Hội sinh hoạt dân chủ của Thường ủy tỉnh có thể nói là hành động mang tính khai sáng.
Trong cuộc họp, “bốn con hổ” là Chu Bản Thuận, Lương Tân, Cảnh Xuân Hoa, Trương Việt đều có mặt ở hội trường, hơn nữa chiểu theo yêu cầu đã triển khai “phê bình và tự phê bình”.
Ông Cảnh Xuân Hoa khi đó đảm nhiệm chức Bí thư thành ủy phê bình ông Chu Bản Thuận rằng, cần phải chú trọng “quyết sách dân chủ hóa” hơn nữa; Lương Tân – Bộ trưởng Tổ chức tỉnh ủy phê bình Chu Bản Thuận cần phải mau chóng hiểu rõ tình hình tổng thể của quan chức, “đặc biệt là coi trọng tính liên tục của chính sách cán bộ”; Trương Việt thì không có lên tiếng phê bình Chu Bản Thuận, nhưng Chu Bản Thuận phê bình Trương Việt: “Không quá coi trọng vấn đề xây dựng đội ngũ”.
Ngoài việc phê bình lẫn nhau, họ còn “tự phê bình” bản thân một hồi. Chu Bản Thuận “nhắc nhở” bản thân, trong khi chấp hành quyết sách của cục lãnh đạo hình thành “không dám tham nhũng”, “luôn sợ ảnh hưởng đến sự phát triển ổn định của một địa phương một bộ ngành”, vậy nên lo sợ rằng mức độ xử phạt lớn rồi, sẽ tạo nên những chấn động và ảnh hưởng to lớn.
Bốn “con hổ” lớn tỉnh Hà Bắc đều là người của Chu Vĩnh Khang
Có nguồn tin cho hay, ông Cảnh Xuân Hoa có quan hệ mật thiết với nhiều quan chức cấp cao. Có thông tin tiết lộ rằng, Cảnh Xuân Hoa là “thần kinh trung khu” trong toàn bộ hệ thống vận hành quyền lực của tỉnh Hà Bắc, bởi vì trong giới chính trị ở Hà Bắc, địa vị của Cảnh Xuân Hoa cũng giống như “Lệnh Kế Hoạch của tỉnh Hà Bắc”.
Trương Việt và Cảnh Xuân Hoa cùng quê Quảng Nhiêu, tỉnh Sơn Đông. Trong khoảng thời gian Trương Việt đảm nhận Phó Cục trưởng cục công an thành phố Bắc Kinh, thông qua người vợ làm việc ở đài truyền hình trung ương (CCTV), đã quen biết với Giả Hiểu Diệp, từ đó đã quá giang Chu Vĩnh Khang, trở thành tay chân của Chu. Cảnh Xuân Hoa thì thông qua bối cảnh “đoàn phái” không ngừng dựa dẫm Lệnh Kế Hoạch.
Lương Tân đã từng đảm nhậm chức phó tỉnh trưởng tỉnh Sơn Tây, có quan hệ mật thiết với người nhà của Lệnh Kế Hoạch. Trương Việt, Cảnh Xuân Hoa, Lương Tân được gọi là “tam kiếm khách” trong phe cánh Chu Vĩnh Khang.
Còn Chu Bản Thuận, nhân vật số một của tỉnh Hà Bắc càng là thành viên chủ yếu trong “phe cánh chính trị”, “phe cánh Bí thư” của Chu Vĩnh Khang.
Sau khi Chu Bản Thuận ngã ngựa, ký giả Khương Duy Bình của trang “Văn Hối báo” (Hồng Kông) đã trích dẫn nguồn tin đáng tin cậy cho biết, Chu Bản Thuận, Lương Tân, Cảnh Xuân Hoa và Trương Việt đều là thành viên chủ yếu của “bè lũ Hà Bắc”, họ và tay chân của Chu Vĩnh Khang, Giang Trạch Dân và Tăng Khánh Hồng câu kết với nhau, kết thành một tập đoàn lợi ích, dây mơ rễ má, thế lực đáng sợ trong “nhóm hổ lớn” tham ô hủ bại.
Điều đáng nói đến nhất là, “bè lũ bốn tên của tỉnh Hà Bắc” này đều tích cực tham gia bức hại Pháp Luân Công, tạo thành một lượng lớn các vụ thảm sát, những vụ án sai, bi kịch của nhân gian, dẫn đến tỉnh Hà Bắc đã trở thành một trong những tỉnh thành bức hại Pháp Luân Công nghiêm trọng nhất.
Vì tham gia bức hại mà “bè lũ bốn tên” này được Giang Trạch Dân (người khởi xướng cuộc bức hại Pháp Luân Công từ năm 1999), Chu Vĩnh Khang khen ngợi, giúp cho thăng tiến như diều gặp gió. Nhưng cuối cùng cũng không thoát được thiên lý thiện ác hữu báo.
Theo Epochtimes.com