Tử Cấm Thành vì sao không được gọi là Hoàng Cấm Thành?

04/01/19, 09:37 Tri thức

Cố Cung có hai màu chủ đạo là đỏ (Hán Việt là hồng) và vàng (Hán Việt là hoàng), vậy vì sao được gọi là “Tử Cấm Thành” (tử là màu tím), mà không phải là Hồng Cấm Thành hay Hoàng Cấm Thành, hơn nữa, tại sao còn được gọi là Cố Cung?

Tử Cấm Thành vì sao không được gọi là Hoàng hay Hồng Cấm Thành?. Ảnh 1
Tử Cấm Thành có hai màu chủ đạo là đỏ và vàng. (Ảnh qua 大纪元)

“Cố Cung” nằm trong Tử Cấm Thành Bắc Kinh được kiến lập dựa trên nền tảng hoàng cung triều đại nhà Minh và nhà Thanh cùng các bộ sưu tập khác. Các sản phẩm sưu tầm trong Cố Cung chủ yếu dựa trên cơ sở sưu tập cung đình thuộc triều đại nhà Minh và nhà Thanh, hiện tại là Viện bảo tàng hàng đầu ở Trung Quốc.

>>> Vì đâu Tử Cấm Thành suốt 50 năm không có đứa trẻ nào được sinh ra?

Nguồn gốc cái tên “Tử Cấm Thành” và “Cố Cung”

Xin được hỏi độc giả trước, các bạn nghĩ sao khi có người nuôi một con mèo đen, anh ta nên gọi con mèo đó là Tiểu Hắc, Tiểu Bạch hay Tiểu Hoàng?

Vậy thì tại sao bên ngoài Cố Cung chỉ có màu đỏ và màu vàng, nhưng nó lại được gọi là “Tử Cấm Thành”? Nếu như có người nước ngoài hỏi đến tên của nó, thì tên tiếng Anh là The Forbidden City, chỉ có nghĩa “cấm thành” mà thiếu đi “tử” – màu tím.

Kỳ thực, trong hoàng cung nhà Minh và nhà Thanh, tên gọi của nó là “Tử Cấm Thành”, thay vì danh xưng hiện tại: “Cố Cung / Viện Bảo tàng Cố Cung Bắc Kinh”. Năm 1924, Phùng Ngọc Tường đã phát động “Chính biến Bắc Kinh”, trục xuất hoàng đế cuối cùng Phổ Nghi nhà Thanh ra khỏi Tử Cấm Thành. Vào ngày 10/10/1925 thành lập Viện Bảo tàng Cố Cung. Đây là nơi ở của thành viên hoàng thất và 24 vị đế vương trong hai triều đại nhà Minh và nhà Thanh nhưng khi không còn là nơi cư trú của thiên tử, người đời cũng từ đó mà quen gọi Tử Cấm Thành là Cố Cung, tức “hoàng cung của thời đại cũ”.

Cố Cung có nghĩa là “hoàng cung của thời đại cũ”. (Ảnh qua Kan New York)

Hãy nói về nguồn gốc của cái tên “Tử Cấm Thành”. Tên này bắt nguồn từ những ngôi sao trên bầu trời. Các nhà thiên văn học cổ đại đã chia các hằng tinh trên bầu trời thành Tam Viên, thập nhị bát tú và nhiều chòm sao khác. Trong số đó, Tam Viên là sự kết hợp của Thiên Thị Viên, Tử Vi Viên và Thái Vi Viên, có tổng cộng 47 ngôi sao.

Vì Tử Vi Viên nằm ở trung tâm của Tam Viên, Thiên Thị Viên và Thái Vi Viên nằm ở hai bên, do đó Tử Vi Viên được gọi là Trung Viên, và vì nó nằm ở trung tâm của Bắc Thiên, nên nó còn được gọi là Trung Cung. Thuyết “Tử Vi chính trung” cũng từ đây mà ra.

Bố cục tương đồng giữa “Tử Cấm Thành” và “Thiên cung”

Người Trung Quốc cổ đại tin rằng, nơi mà Ngọc Hoàng Đại Đế cư ngụ là ở trung tâm thiên khung (bầu trời) của Thiên Cung, vì vậy các nhà thiên văn học kinh qua trường kỳ quan sát, đã xác nhận rằng Tử Vi Viên nằm ở chính giữa bầu trời trong một thời gian dài, chưa từng thay đổi, liền xem Tử Vi viên nằm trong phạm vi của Thiên Cung.

Do đó, Thiên Cung của Ngọc Đế cũng tự nhiên được gọi là “Tử Cung” (cung điện màu tím), mà bậc đế vương chủ trì lãnh thổ quốc gia ở nhân gian được xem là Thiên tử (con của trời). Do đó, nơi Thiên tử sống ở nhân gian cũng phải tương ứng với “Tử Cung” của Thiên phụ – Ngọc Đế ở trên trời, cho nên cung điện của các bậc đế vương ở nhân gian được xây dựng ở trung tâm thành phố Bắc Kinh, tên “Tử Cung” cũng vì thế mà được đặt.

“Tử Cấm Thành” được xây dựng dựa theo bố cục của Thiên Cung. (Ảnh qua Baidu)

Nếu như bạn quan sát bản vẽ mặt phẳng của Tử Cấm Thành thì sẽ biết được kết cấu đối ứng lẫn nhau giữa mặt đất và bầu trời. Bởi vì hoàng cung mà các bậc đế vương cư ngụ và cả toà Hoàng thành là đối chiếu với bố cục “Tử Vi chính trung” mà kiến tạo nên. Bố cục trùng trùng của hoàng cung được tạo nên bởi tâm huyết và trí óc của các nhà thiết kế. Bố cục kiến trúc tổng thể tượng trưng cho trời, đất, nhật, nguyệt và các tinh tú, Hoàng đế từ khi lập nên trục tâm quan trọng, qua đó triển hiện sự uy nghiêm cao thượng và quyền lực chí cao “Quân lâm thiên hạ”.

Phía Nam Tử Vi Viên có ba ngôi sao, được mọi người xem như ba cánh cửa, đó là: Đoan môn, Tả Dịch môn, Hữu Dịch môn. đối ứng với Đoan môn, Ngọ môn thiết lập ở mặt trước của Tử Cấm Thành, hai bên Đông Tây còn thiết lập Tả Dịch môn, Hữu Dịch môn; ở giữa Ngọ môn và Thái Hòa môn tượng trưng cho Kim Thủy hà của Ngân Hà Thiên Cung uốn lượn chảy quanh, tượng trưng cho Thái hòa điện uy nghiêm của khung trời (thường được gọi là Kim Loan điện), nằm ở một vị trí quan trọng nổi bật trên trục chính Bắc Nam của Tử Cấm Thành, nó là công trình kiến trúc được đánh giá cao nhất và lớn nhất trong Tử Cấm Thành, với quy mô xây dựng thuộc hàng bậc nhất trong nội đình Càn Thanh cung, từng là tẩm cung của hoàng đế nhà Minh, nó và nơi được cho là Khôn Ninh cung thuộc tẩm cung Hoàng hậu Minh triều, đồng thời tượng trưng cho thiên địa càn khôn.

Nhật Tinh môn và Nguyệt Hoa môn ở hai bên Đông Tây Càn Thanh cung tượng trưng cho Nhật Nguyệt tranh huy; phía Đông Tây của Thập Nhị cung viện tượng trưng cho Thập nhị Tinh tú; các Cung phía sau Thập nhi cung viện là biểu tượng quần thể các ngôi sao xung quanh.

Vậy thì, tên gọi “Tử Cung” sao lại biến thành “Tử Cấm Thành”? Bởi vì hoàng cung không phải là nơi mà người bình thường có thể tuỳ ý ra vào, mà đó là “khu vực cấm” có canh phòng nghiêm ngặt, cấp bậc rõ ràng và là nơi đẳng cấp bậc nhất, phàm ai bước vào hoàng cung đều phải tuân thủ nghiêm ngặt cung cấm và các cung quy lớn nhỏ khác nhau, nếu không thì chính là phạm lệnh cấm, như thế sẽ phải chịu trừng phạt. Từ “cấm” vốn dĩ tượng trưng cho sự uy nghiêm vô tỷ của Hoàng Đế, khiến người ta sợ hãi trong lòng. Thế là, “Tử Cung” (cung điện màu tím) trở thành “Cấm Cung”, và hai cái tên này kết hợp với nhau thành “Tử Cấm Thành”.

>>> Những bảo vật vô giá trong Tử Cấm Thành

>>> Những hồn ma oan khuất lang thang trong Tử Cấm Thành

Tuệ Tâm, theo Kan New York

Ad will display in 09 seconds

Huyền bí xá lợi Phật

Ad will display in 09 seconds

Tưởng rằng chết là hết, nào ngờ thống khổ vạn phần đang chờ đón

Ad will display in 09 seconds

Cậu bé thiên tài 12 tuổi muốn chứng minh “Thiên Chúa thật sự tồn tại”

Ad will display in 09 seconds

Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

Ad will display in 09 seconds

Vô lễ làm nhục Phật, quả báo 9 vạn năm

Ad will display in 09 seconds

Bao Công bất bình vì cậu bé lương thiện lại bị Trời đánh chết, ẩn tình gì phía sau?

Ad will display in 09 seconds

Nước mắt con người nhiều hơn 4 đại dương

Ad will display in 09 seconds

Một niệm ta dâm nổi lên, Thần linh liền ghi sổ

Ad will display in 09 seconds

Thực vật: bậc thầy phát hiện nói dối và có khả năng siêu cảm

Ad will display in 09 seconds

Khiêm nhường là một loại cảnh giới, một loại tu dưỡng

  • Huyền bí xá lợi Phật

    Huyền bí xá lợi Phật

  • Tưởng rằng chết là hết, nào ngờ thống khổ vạn phần đang chờ đón

    Tưởng rằng chết là hết, nào ngờ thống khổ vạn phần đang chờ đón

  • Cậu bé thiên tài 12 tuổi muốn chứng minh “Thiên Chúa thật sự tồn tại”

    Cậu bé thiên tài 12 tuổi muốn chứng minh “Thiên Chúa thật sự tồn tại”

  • Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

    Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

  • Vô lễ làm nhục Phật, quả báo 9 vạn năm

    Vô lễ làm nhục Phật, quả báo 9 vạn năm

  • Bao Công bất bình vì cậu bé lương thiện lại bị Trời đánh chết, ẩn tình gì phía sau?

    Bao Công bất bình vì cậu bé lương thiện lại bị Trời đánh chết, ẩn tình gì phía sau?

  • Nước mắt con người nhiều hơn 4 đại dương

    Nước mắt con người nhiều hơn 4 đại dương

  • Một niệm ta dâm nổi lên, Thần linh liền ghi sổ

    Một niệm ta dâm nổi lên, Thần linh liền ghi sổ

  • Thực vật: bậc thầy phát hiện nói dối và có khả năng siêu cảm

    Thực vật: bậc thầy phát hiện nói dối và có khả năng siêu cảm

  • Khiêm nhường là một loại cảnh giới, một loại tu dưỡng

    Khiêm nhường là một loại cảnh giới, một loại tu dưỡng

x