Hôm 4/6, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ký một sắc lệnh hành pháp cấp quyền hạn khẩn cấp cho các cơ quan chính phủ nhanh chóng theo dõi, đẩy nhanh quá trình giám sát các dự án cơ sở hạ tầng và năng lượng một cách chặt chẽ, tăng tốc phục hồi nền kinh tế Mỹ sau đợt bùng phát COVID-19, Epoch Times đưa tin.
Thiệt hại nền kinh tế do virus ĐCSTQ gây ra cho thấy: Nếu như không có sự can thiệp nào, Hoa Kỳ có thể sẽ phải đối mặt với thời kỳ phục hồi trì trệ và kéo dài, đặc biệt là mức độ thất nghiệp cao ngày càng lâu và gia tăng nhiều hơn..
Sắc lệnh này nhằm thúc đẩy các dự án cơ sở hạ tầng giao thông, các dự án công trình dân dụng từ Quân đoàn Kỹ sư, cơ sở hạ tầng và các dự án khác trên đất liên bang.
Theo sắc lệnh ngày 4/6, Hội đồng Chất lượng Môi trường (CEQ), trong các tình huống khẩn cấp, đã cung cấp sự linh hoạt cho các cơ quan chính phủ trong việc tuân thủ Luật Chính sách Môi trường Quốc gia (NEPA) mà các nhà môi trường coi là sự thiết yếu trong việc xác định các tác động môi trường của cơ sở hạ tầng và các dự án khác.
Theo lệnh điều hành, các quy định của CEQ được đưa ra khi cần phải thực hiện các hành động trong tình huống khẩn cấp, có tác động đáng kể đến môi trường mà không cần phải tuân thủ các quy định trước đó, các cơ quan có thể tham khảo ý kiến với CEQ để sắp xếp thay thế và thực hiện các hành động đó. Những trường hợp khẩn cấp như vậy bao gồm các thiên tai, các mối đe dọa đối với quốc phòng, việc làm và sự thịnh vượng kinh tế.
Tổng thống Trump tuyên bố, việc ban sắc lệnh cho các cơ quan nhà nước tăng tốc mua lại giấy phép cho các công ty thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, chẳng hạn như cơ sở hạ tầng và năng lượng,… sẽ khuyến khích đầu tư và mang việc làm trở lại cho một nền kinh tế bị bao vây. Kế hoạch của ông kêu gọi xây dựng đường cao tốc và cầu cống, các công trình công cộng và các dự án năng lượng như đường ống và nhà ga LNG, sẽ được theo dõi nhanh thông qua quy trình cho phép.
Các cơ quan có trách nhiệm sẽ có 30 ngày chuẩn bị khởi công đối với các dự án có khả năng khởi động nền kinh tế Mỹ.
Giảm bớt căng thẳng trong vấn đề bảo vệ môi trường
Ngày 9/1, Tổng thống Trump tuyên bố chính quyền của ông sẽ tìm cách cắt giảm những quy định mà ông gọi là “giết người theo hình thức quy trình cho phép”, và các phê duyệt của liên bang, điều đó có nghĩa là một số dự án cơ sở hạ tầng đã bị trì hoãn trong nhiều thập kỷ trước có thể bắt đầu thi công trở lại nếu được phê duyệt.
“Chúng tôi muốn xây dựng những con đường mới, những cây cầu, đường hầm, đường cao tốc lớn hơn, tốt hơn, nhanh hơn và chúng tôi muốn xây dựng chúng với chi phí thấp hơn. Chúng tôi sẽ có quy định rất chặt chẽ, mà nó còn sẽ được thực hiện rất nhanh. Và nếu nó không thông qua, nó sẽ không vượt qua nhanh. Chẳng cần phải mất 10 năm hoặc lâu hơn thế,” ông Trump nói.
Lãnh đạo Nhà Trắng cho biết đa phần của sự trì trệ này là kết quả của NEPA, đòi hỏi các cơ quan liên bang phải đánh giá tác động môi trường của các dự án liên bang, một quá trình trở nên phức tạp và kéo dài hơn trong những năm qua. Các thành phần chính của bảo vệ môi trường NEPA, bao gồm yêu cầu đánh giá tác động môi trường (thường kéo dài), và các tham vấn cộng đồng.
Cuộc khủng hoảng COVID-19 là tình trạng khẩn cấp quốc gia, ông Trump hiện đã ra lệnh cho các cơ quan, bao gồm cả các cơ quan hành pháp thực hiện tất cả các bước thích hợp, sử dụng cơ quan khẩn cấp hợp pháp và các cơ quan khác để ứng phó với tình trạng khẩn cấp và tạo điều kiện phục hồi nền kinh tế quốc gia. Điều này sẽ bao gồm việc sử dụng tất cả các biện pháp hợp lý để tăng tốc đầu tư cơ sở hạ tầng, và tăng tốc các hoạt động khác ngoài các khoản đầu tư như vậy, điều này sẽ giúp củng cố nền kinh tế và khiến người Mỹ quay trở lại làm việc.
Môi trường sẽ bị tác động?
Việc chuyển sang theo dõi nhanh một loạt các dự án cơ sở hạ tầng đã gặp phải một số kháng cự, trong đó có Chủ tịch Hạ viện – Nancy Pelosi. Bà bày tỏ sự thất vọng với động thái này của Tổng thống.
“Bằng cách sử dụng đại dịch coronavirus để biện minh cho các chương trình cơ sở hạ tầng có khả năng gây lãng phí, nguy hiểm hoặc phá hoại nhanh chóng, một lần nữa Tổng thống đã chứng minh sự coi thường luật pháp của chúng ta, cũng như các vấn đề sức khỏe cộng đồng và cho tương lai của con em chúng ta”, bà Pelosi nói .
Thượng nghị sĩ Tom Carper của bang DeLaWare, thành viên Đảng Dân chủ hàng đầu trong Ủy ban Công trình và Môi trường Thượng viện, cũng chỉ trích động thái này của Tổng thống Trump.
“Bằng cách cho phép các dự án cày xới trước mà không có sự tham gia hay tham vấn của công chúng, sắc lệnh điều hành này sẽ nhanh chóng thúc đẩy các dự án có thể xé nát cộng đồng, gây hại cho chất lượng không khí, gây nguy hiểm cho nguồn nước uống, phá hủy môi trường sống quan trọng và đe dọa các loài có nguy cơ tuyệt chủng”.
Đưa nước Mỹ trở lại làm việc
Thượng nghị sĩ John Barrasso của bang Wyoming, Chủ tịch Ủy ban Thượng viện về Môi trường và Công trình Công cộng cho biết, ông rất muốn thấy cơ sở hạ tầng của Mỹ được tái thiết.
“Trong khi Quốc hội xem xét những giải pháp có thể được thực hiện để giúp nền kinh tế phục hồi, tài trợ cho cơ sở hạ tầng của quốc gia chúng ta nên được xếp đầu danh sách,” ông Barrasso nói tại phiên điều trần có tiêu đề “Cơ sở hạ tầng: Con đường phục hồi”.
“Đầu tư vào đường cao tốc và các cây cầu sẽ tạo ra việc làm, giảm chi phí hàng hóa, dịch vụ, và phát triển nền kinh tế.”
Rich Nolan – chủ tịch và CEO của Hiệp hội khai thác quốc gia, cũng hoan nghênh lệnh điều hành của Tổng thống Trump.
“Cơ sở hạ tầng sẽ không tồn tại nếu như không có sự khai thác. Cho dù đó là dây đồng để làm dây điện, than luyện kim cần thiết cho sản xuất thép hoặc kẽm để mạ điện, hệ thống giao thông, hệ thống cấp nước và hệ thống cơ sở hạ tầng năng lượng của chúng ta, đơn giản sẽ không thể được xây dựng hoặc nâng cấp nếu không khai thác,” ông Nolan nói.
“Sắc lệnh điều hành ngày hôm nay sẽ cung cấp một cơ hội để bắt đầu phục hồi kinh tế chúng ta, bằng cách đảm bảo rằng chúng ta đang xây dựng lại và hiện đại hóa với các vật liệu, thiết bị và công việc do Mỹ sản xuất.”
Ông Nolan khẳng định: Việc cho phép cải cách sẽ giúp các công ty Hoa Kỳ phát triển trữ lượng khoáng sản trong nước thay vì dựa vào nhập khẩu.
“Bây giờ là lúc để xây dựng lại chuỗi cung ứng thiết yếu cho cơ sở hạ tầng, an ninh quốc gia và sức khỏe tương lai của nền kinh tế của chúng ta,” ông tuyên bố.
Thiện Thành (Theo Epoch Times)