Ngày 22/6, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ký một sắc lệnh hành pháp hoãn lại việc cấp thị thực lao động cho một số dạng lao động tạm thời đến hết năm 2020. Đây là một động thái nhằm bảo vệ việc làm Mỹ trong bối cảnh nền kinh tế đang bị tàn phá bởi đại dịch Vũ Hán.
Theo đó, lệnh hành pháp mới sẽ được áp dụng cho các thị thực:
H-B1: Dành cho lao động chuyên môn, tay nghề cao,
H-B2: lao động lành nghề và lao động phổ thông,
L-1: nhân viên luân chuyển trong nội bộ công ty,
J-1: Các cá nhân tham gia các chương trình trao đổi, giao lưu, đào tạo.
Động thái này diễn ra bất chấp sự phản đối của các doanh nghiệp phụ thuộc vào người lao động nước ngoài, gồm cả các công ty công nghệ lớn và Phòng Thương mại Mỹ, hiệp hội doanh nghiệp lớn nhất quốc gia. Hiệp hội này cho rằng việc đình chỉ thị thực sẽ kìm hãm sự phục hồi kinh tế quốc gia.
Ảnh hưởng trước mắt của động thái này còn hạn chế, vì các lãnh sự quán Mỹ trên thế giới vẫn chưa xử lý hầu hết các visa thông thường do đại dịch.
Việc đình chỉ thị thực là bước đi mới nhất của Tổng thống Trump nhằm hạn chế nhập cư để ứng phó với ảnh hưởng của đại dịch Vũ Hán đối với nền kinh tế.
Các quan chức cấp cao của Mỹ cho biết, Tổng thống Trump cũng gia hạn lệnh cấm nhập cư vào Mỹ đến cuối năm nay đối với những người muốn trở thành thường trú nhân ở Mỹ.
Theo Breitbart, sắc lệnh này dự kiến sẽ giải phóng 600.000 việc làm cho người Mỹ. Trang tin này cũng cho biết hiện có 300.000 người Mỹ đang thất nghiệp, chủ yếu do ảnh hưởng của đại dịch Vũ Hán.
Sắc lệnh này có bao gồm một số trường hợp miễn trừ như, những người nước ngoài làm bảo mẫu hoặc giúp việc tại Mỹ theo thị thực J-1, những người làm việc trong chuỗi cung ứng thực phẩm theo thị thực H-B2 và những người mà việc nhập cảnh của họ được coi là vì lợi ích quốc gia Mỹ.
Theo CBS News, một quan chức cấp cao của Mỹ cho biết dự kiến sẽ có khoảng 525.000 người nước ngoài không được nhập cảnh vào Mỹ theo sắc lệnh này.
Thùy Linh (t/h)