Truyền thuyết cỏ Bồ Đề – Đoạn lịch sử hào hùng chống giặc ngoại xâm của dân tộc

01/12/15, 10:50 Tin Tổng Hợp

Có lẽ thời gian trôi qua quá lâu đã xóa mờ lịch sử, hay do con người bị cuốn theo những lợi ích vật chất hiện thực mà đã dần quên đi những giá trị truyền thống dân tộc.

Verde-en-3D-mariquita-788012
“Nhong nhong nhong ngựa Ông đã về, Cắt cỏ Bồ Đề cho ngựa ông ăn”.

“Nhong nhong nhong ngựa Ông đã về, Cắt cỏ Bồ Đề cho ngựa ông ăn”.

Câu hát ru mà chắc ai cũng từng một lần nghe qua, câu hát quen thuộc được truyền lại từ thời xa xưa, đi vào tuổi thơ của bao thế hệ con dân đất Việt. Có khi nào bạn tự hỏi nguồn gốc câu hát này là từ đâu hay chưa?

Kể ra nguồn gốc của câu ca dao này, cũng là kể lại một giai đoạn lịch sử hào hùng mà bi tráng của dân tộc thời trung đại. Giai đoạn người dân nước Việt sống dưới ách đô hộ tàn bạo của quân Minh; câu chuyện về người anh húng áo vải Lê Lơi và cuộc khởi nghĩa Lam Sơn huyền thoại.

Trong câu hát có nhắc đến địa danh Bồ Đề, ấy là nói về dinh Bồ Đề (nay thuộc thôn Phú Viên, xã Bồ Đề, huyện Gia Lâm, ngoại thành Hà Nội) nơi đóng tổng hành dinh của nghĩa quân Lam Sơn trong trận vây thành Đông Quan.

Năm 1427, sau trận đại thắng ở Tốt Động – Chốt Động, bộ chỉ huy tối cao của Lam Sơn đã có mặt ở ngoại ô thành Đông Quan, chuẩn bị đánh trận quyết định cuối cùng với quân Minh xâm lược.

Sử còn ghi: “Lúc ấy, Vua dựng lầu nhiều tầng ở dinh Bồ Đề, ngay trên bờ sông Lô. Thuở đó, trong dinh có hai cây bồ đề nên người ta mới nhân đó mà gọi là dinh Bồ Đề. Lầu cao bằng tháp Báo Thiên. Ngày ngày, Vua thân leo lên tầng nhất để quan sát mọi hành vi của giặc (trong thành Đông Quan), cho Trãi ngồi ở lầu thứ hai, nhận mệnh để thảo thư từ qua lại”.

Trích Đại Việt sử kí toàn thư

bo_de01
Chùa Bồ Đề ngày nay

Năm 1427 cũng là năm chiến chinh khốc liệt, trấn thành Đông Quan lúc này là Vương Thông, tuy thế quân đã bại, nhưng vẫn ngoan cố trấn thủ, ba lần bảy lượt trá hàng, hòng hoãn binh chờ cứu viện tự Triều đình nhà Minh.

Nhưng với tài đức và mưu lược, nghĩa quân chia ra các hướng, đã liên tục đánh bại các đạo quân tiếp viện của quân Minh (tiêu biểu là trận ở Chi Lăng – Xương Giang)

Năm 1427, vua nhà Minh sai Liễu Thăng đem 10 vạn quân, Mộc Thạnh 5 vạn quân chia làm 2 đường cứu viện Vương Thông. Cánh quân Liễu Thăng bị đánh bại, Mộc Thạnh sợ hãi bỏ chạy. Vương Thông thế cùng, phải mang thư đến nghĩa quân Lam Sơn xin cầu hòa. Tổng binh Vương Thông và nội quan Sơn Thọ nhà Minh sai viên thiên hộ họ Hạ mang thư đến giảng hoà, xin mở cho đường về. Lê Lợi chấp nhận, lại gởi tặng thổ sản và hải sản.

Trích Đại Việt sử kí toàn thư

Vua Lê Thái Tổ vốn là con người nhân đức, lại thuận ý trời lòng dân mà đứng lên khởi nghĩa, nên nghĩa quân rất được người dân yêu quý. Tương truyền hằng ngày sau khi đánh giặc quay về, người dân ra hai bên đường đón mừng, dâng nước, thức ăn cho nghĩa quân, lại thi nhau cắt cỏ về nuôi ngựa chiến. Cỏ mọc ở khu vực xung quanh dinh Bồ Đề, nên sau tục gọi là cỏ bồ đề. Nghĩa quân đánh đâu thắng đó, có người nói rằng đó là nhờ ngựa ăn cỏ bồ đề nên mới có sức chiến đấu mạnh vậy, còn truyền tụng rất nhiều điều thần kì khác….

Vương Thông xin giảng hòa nhưng vẫn do dự chưa quyết, đem hết quân trong thành ra đánh. Nghĩa quân Lam Sơn đặt phục binh rồi vờ thua chạy, quân Minh đuổi theo, tới ở phục binh, bị đánh tan. Vương Thông ngã ngựa, suýt bị bắt, nghĩa quân tiến đến cửa Nam thành, đắp bờ lũy chống giữ. Lê Lợi thân đốc các tướng đem quân đắp lũy từ phường Yên Hoa thẳng tới cửa Bắc thành Đông Quan. Quân Minh chỉ dám ở trong thành không dám ra.

Trích Đại Việt sử kí toàn thư

Vương Thông và Sơn Thọ bị vây cùng quẫn, lại xin hòa. Người dân đã quá cực khổ vì sự cai trị bạo ngược của quân Minh, xin cho đánh gấp, giết cho bằng hết. Lê Lợi đáp:

“Việc dùng binh lấy sự toàn quân là hơn cả. Nay hãy để cho lũ Vương Thông về nói với vua Minh, trả lại đất cho nước ta, không còn trở lại xâm lấn, thì ta còn cầu gì hơn nữa, hà tất phải giết hết, để kết mối thù với nước lớn”.

Trích Đại Việt Thông sử

Bằng sức mạnh chính nghĩa, khát khao giành độc lập chủ quyền cho đất nước, cuộc khởi nghĩa Lam Sơn dưới sự lãnh đạo của Lê Lợi đã giành thắng lợi hoàn toàn, đưa dân tộc thoát khỏi ách đô hộ, xây dựng quốc gia độc lập, tự cường.

Lê Lợi chấp thuận cầu hòa, lệnh cho lộ Bắc Giang và Lạng Giang, tu sửa đường sá để quân Minh về nước.

Vua Lê Lợi - Lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Lam Sơn huyền thoại
Vua Lê Lợi – Lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Lam Sơn huyền thoại

Ông sai Nguyễn Trãi thảo bài “Bình Ngô đại cáo” để bá cáo cho thiên hạ biết về việc đánh giặc Minh.

Tháng chạp, Vương Thông rút quân về nước. Các tướng muốn giết địch để trả thù tội ác khi cai trị Việt Nam, Lê Lợi không đồng tình vì muốn giữ hòa khí hai nước, cho nên ông phán:

Phục thù báo oán là cái thường tình của mọi người, nhưng cái bản-tâm người có nhân không muốn giết người bao giờ. Vả người ta đã hàng mà lại còn giết thì không hay. Nếu mình muốn thỏa cơn giận một lúc, mà chịu cái tiếng muôn đời giết kẻ hàng, thì sao bằng để cho muôn vạn con người sống mà khỏi được cái mối tranh chiến về đời sau, lại để tiếng thơm lưu truyền thiên cổ trong sử xanh.”

Năm 1428 Lê Lợi lên ngôi vua, tức vua Lê Thái Tổ, chính thức dựng lên nhà Hậu Lê. Do chiến công hiển hách đánh bại quân Minh trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, ông đã trở thành một vị anh hùng dân tộc trong lịch sử Việt Nam.

Người dân đời đời nhớ ơn các bậc anh hùng, đem lịch sử vào trong câu hát ca dao. Mong rằng, hễ là con dân Việt Nam, máu chảy trong mình là dòng máu Lạc Việt, thì chớ bao giờ quên đi công ơn của cha ông, các bậc tổ tiên, những người đã hy sinh mọi thứ vì sự trường tồn của dân tộc và đất nước Việt Nam.

 Hồng Khang

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Linh thể

Ad will display in 09 seconds

Tiểu đệ tử Đại Pháp

Ad will display in 09 seconds

Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

Ad will display in 09 seconds

Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

Ad will display in 09 seconds

10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

Ad will display in 09 seconds

Phần 1: Tiết lộ sự thật về tam giác quỷ Bermuda

Ad will display in 09 seconds

Cái cân và câu chuyện thành tiên của ông lão bán gạo

Ad will display in 09 seconds

Darwin đã dạy Hitler điều gì?

Ad will display in 09 seconds

Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

Ad will display in 09 seconds

Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

  • Tinh Hoa kể chuyện: Linh thể

    Tinh Hoa kể chuyện: Linh thể

  • Tiểu đệ tử Đại Pháp

    Tiểu đệ tử Đại Pháp

  • Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

    Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

  • Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

    Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

  • 10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

    10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

  • Phần 1: Tiết lộ sự thật về tam giác quỷ Bermuda

    Phần 1: Tiết lộ sự thật về tam giác quỷ Bermuda

  • Cái cân và câu chuyện thành tiên của ông lão bán gạo

    Cái cân và câu chuyện thành tiên của ông lão bán gạo

  • Darwin đã dạy Hitler điều gì?

    Darwin đã dạy Hitler điều gì?

  • Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

    Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

  • Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

    Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

x