Tinh Hoa

Truyền thông dòng chính trở thành kẻ thù của người Mỹ như thế nào?

Sau cuộc bầu cử năm 2016, Tổng thống Donald Trump gọi phương tiện truyền thông dòng chính là kẻ thù của người dân, và ông đã được nhiều người yêu thích vì phát biểu này. Bây giờ “kẻ thù” đang chiến đấu trở lại.

Văn phòng của tờ báo New York Times. (Ảnh qua Politico)

Ngày 16/8, hơn 100 ấn phẩm trên khắp Hoa Kỳ sẽ xuất bản các bài xã luận phủ nhận những cáo buộc của Tổng thống Trump.

Sự kiện này được ban biên tập của tờ Boston Globe dàn dựng. Trong đó, mỗi tờ báo sẽ đưa ra cam kết xuất bản bài xã luận riêng lên án tuyên bố của Tổng thống Trump rằng “truyền thông là kẻ thù của người Mỹ”.

Tòa nhà của tờ báo The Boston Globe, ảnh chụp ngày 20/2/2013 ở Boston, Mỹ. (Darren McCollester/Getty Images)

Có thể thấy thay vì thừa nhận tội lỗi, sám hối và cải thiện, thì kẻ thù của người dân lại thực hiện một cuộc chiến mạnh mẽ để khẳng định với thế giới rằng: Những gì mà tổng thống nói là không đúng sự thật.

Nhưng làm thế nào mà một quốc gia yêu thích tự do nhất hành tinh như Hoa Kỳ lại có hệ thống truyền thông hoàn toàn bị những điều sai trái chi phối?

Làm thế nào mà phương tiện truyền thông dòng chính của Mỹ đi từ việc duy trì một nhiệm vụ thiêng liêng là thông báo mọi thứ tin tức cho người dân, lại trở thành kẻ công khai thông đồng với những thế lực xấu nhằm khiến mọi người hiểu sai về những sự kiện diễn ra trên đất nước mình?

Trong quá khứ, báo chí Mỹ đã xuất bản các bài tuyên truyền chủ nghĩa Marx từ những ngày Karl Marx vẫn đang làm nhà báo. Ngày 25/10/1851, tờ báo New York Tribune do nhà báo Horace Greeley thành lập, sau đó là tờ Whig, đã xuất bản một bài báo của nhà triết học Đức ca thán sự thất bại của cuộc cách mạng Cộng sản Đức vào năm 1848.

Friederich Engels từng phát biểu trong tác phẩm Revolution and Counter-Revolution (tạm dịch: Cách mạng và Phản cách mạng): “Hành động đầu tiên về màn kịch cách mạng trên lục địa châu Âu đã khép lại… Chính những người đã có quyền hành trước cơn bão năm 1848 lại trở thành những người đang nắm giữ quyền hành”.

Hàng trăm nhà cách mạng Đức thất bại đã trốn sang Mỹ, nơi họ truyền bá khoa học mới về chủ nghĩa Mác-xít bằng nhiều phương tiện khác nhau, kể cả trên báo chí.

Đồng lãnh đạo cách mạng Nga Leon Trotsky sống ở thành phố Bronx làm việc cho một tờ báo cộng sản ở East Village khi cuộc cách mạng nổ ra năm 1917.

Và có lẽ sẽ không ai có thể quên ông Walter Duranty, người đã giành giải Pulitzer đệ trình các báo cáo do Liên Xô tài trợ từ Moscow vào những năm 1930. Ông chính là người đã phủ nhận sự tồn tại của nạn đói một cách có chủ ý ở Ukraina (sự kiện đã giết chết 10 triệu người)?

Điều này đã được vạch trần sau vài thập kỷ, khi các áp lực yêu cầu công khai trở nên mạnh mẽ. Chính nó đã làm cho tờ New York Time phải công nhận tội ác của ông Duranty vì đã chống lại con người.

Toàn bộ sự thật về các bài báo đoạt giải của Duranty được phơi bày. Thực tế Duranty đã không chỉ ra một sự thật rằng, Stalin đã buộc nông dân trên khắp Liên Xô phải tham gia vào các trang trại tập thể và giam cầm những người chống đối trại tập trung.

Chính điều này đã gây ra nạn đói giết chết hàng triệu người ở Ukraine vào năm 1932 và 1933.

Nhà báo được đào tạo

Những “kẻ thù” như ông Duranty chỉ là phần rất nhỏ. Vì hầu hết các nhà báo Mỹ đã học được cách giao dịch ngầm trong công việc. Họ bắt đầu từ những phóng viên nhỏ bé nhất tại các trang báo thị trấn nhỏ. Họ đưa tin về các hội chợ tỉnh lẻ, các vụ bê bối địa phương, và các sự kiện thể thao. Họ là những người Mỹ bình thường với những giá trị bình thường của người Mỹ.

Sau thế chiến thứ 2 tình hình nước Mỹ bắt đầu thay đổi. Hàng trăm ngàn người phục vụ quân đội được trở về nhà. Họ đã nhận được sự hỗ trợ của nước Mỹ thông qua Đạo luật Tái Điều chỉnh Cựu Binh (hay còn gọi là Đạo luật G.I) để “đổ bộ” khắp các trường cao đẳng và đại học. Những thanh niên này đã lớn lên trong thời kỳ đại suy thoái, họ đọc loại báo quân sự bị những người cộng sản chi phối trong những năm chiến tranh. Những điều họ được biết chính là Cộng sản Liên Xô đã giúp đỡ đất nước họ đánh bại Hitler. Các đồng minh Anh rời bỏ người lãnh đạo bảo thủ Winston Churchill và Thủ tướng xã hội chủ nghĩa đắc cử Clement Atlee, người đã xây dựng nên một nhà nước phúc lợi.

Những người trở về sau thời gian phục vụ quân đội này đang tìm cách xây dựng một thế giới không có chiến tranh. Họ rất cởi mở với những ý tưởng tự do và thân cánh tả.

Nhưng giữa lúc cơn bão hoàn hảo đang diễn ra, một người đàn ông tên là Curtis MacDougall xuất hiện.

William David Sloan, người sáng lập Hiệp hội Sử gia Báo chí Mỹ đã nói về MacDougall rằng, “nhiều cuốn sách, bài báo và bài phát biểu của ông đã giúp làm nên sắc thái và thêm vào cuộc tranh luận xung quanh báo chí trong nửa thế kỷ”.

Các tờ báo, đài phát thanh và truyền hình đang tìm kiếm các nhà báo có bằng đại học. MacDougall đã vui lòng đào tạo họ.

Năm 1938, MacDougall xuất bản cuốn sách “Interpretative Reporting” (Báo cáo diễn giải) làm thay đổi trò chơi của ông ta. Lời diễn giải của MacDougall nói rằng, mục tiêu của báo chí là không đưa tin chính xác, nhưng sẽ định hình lịch sử. Một nhà báo tốt là phải cung cấp cho người đọc những ngữ cảnh “thích hợp”, để từ đó có thể hình thành các nhận định “chính xác”.

Đây chính là sự ra đời cái mà chúng ta vẫn gọi là “báo chí vận động chính sách”. Các sinh viên báo chí trẻ tuổi đầy lý tưởng đã khai thác triệt để tư tưởng đó. Việc làm nên lịch sử sẽ trở nên thú vị hơn nhiều so với việc chỉ báo cáo sự thật. Và triết lý của MacDougall giờ đây dường như là ”chuẩn mực” được chấp nhận trên khắp các trường đào tạo báo chí lớn trong nước (Mỹ).

Năm 1926, MacDougall lấy bằng thạc sĩ báo chí ở bang Northwestern. Năm 1933, ông nhận bằng tiến sĩ xã hội học tại trường Đại học Wisconsin.

Từ năm 1939 đến năm 1942, ông trở thành giám sát viên tiểu bang Illinois của Dự án Communist Party-infiltrated Federal Writers Project (Tạm dịch: Dự án Tác giả Liên bang bị Đảng Cộng sản thâm nhập).

Từ đó cho đến năm 1971 (khi ông về hưu), MacDougall tiếp tục giảng dạy báo chí tại Đại học Northwestern.

Được biết, ông chính là nhà lãnh đạo của Đảng Cộng sản và bị chính Đảng này chi phối mạnh mẽ. Ông cũng là nhà tài trợ cho Hội nghị khoa học và văn hóa vì hòa bình thế giới – một hội nghị được Hội đồng quốc gia Mỹ về nghệ thuật, khoa học và nghề nghiệp tổ chức tại thành phố New York vào tháng 3/1949. Đầu những năm 1960, MacDougall ủng hộ Ủy ban Quốc gia do Đảng Cộng sản kiểm soát để bãi bỏ Ủy ban Hoạt động chống Mỹ (HUAC – được thành lập năm 1938 để điều tra các hoạt động không công bằng và lật đổ trong một bộ phận công dân tư nhân, công chức, và những tổ chức bị nghi ngờ có Đức quốc xã , và sau đó là Cộng sản).

Cuối năm 1970, ông trở thành Phó chủ tịch Ủy ban Chicago Bảo vệ Quyền lợi lãnh đạo cộng sản.

Izzy

I.F. (Izzy) Stone. (Ảnh qua The Daily Beast)

Một biểu tượng khác của báo chí Mỹ chính là IF Stone hay còn gọi là Izzy. Cái tên sau này trở thành một giải thưởng lớn mà bất cứ nhà báo nào cũng muốn giành lấy cho mình.

Vào thời kỳ đó, các bản tin nổi tiếng của ông có tên IF Stone’s Weekly (1953 – 1971) được xếp hạng thứ 16 trong tổng số “100 tác phẩm báo chí hàng đầu ở Hoa Kỳ trong thế kỷ 20” của ban báo chí Đại học New York năm 1999.

Những tác phẩm nằm trong danh sách được xếp ở vị trí thứ hai trong số các ấn phẩm báo in.

Theo thông tin được ghi nhận, ông Stone là thành viên đầu tiên của Đảng xã hội, người đã chuyển sang công tác cho Đảng Cộng Sản trong những năm 1930 và 1940.

Ông kết thúc cuộc đời của mình như là một người tiên phong ủng hộ các nhà xã hội dân chủ của Hoa Kỳ.

Vào tháng 10 năm 1988, IF Stone viết một lá thư ủng hộ người bạn tốt của mình là ông Bernie Sanders, người điều hành Quốc hội tại thành phố Vermont. Đây là bức thư mà IF Stone viết để vận động mọi người bầu cử cho ông Bernie Sanders trong lần tranh cử đại hội sắp tới.

Vì những gì mà Izzy Stone đã làm, ông trở thành một kẻ thù chính của Thượng nghị sĩ Joseph McCarthy, người bang Wisconsin chống đối Đảng Cộng sản.

Không lâu sau đó các thông điệp tình báo Liên Xô trong thế chiến 2 đã được giải mã. Chúng tiết lộ rằng trong khoảng thời gian những năm 1930 và 1940, ông Izzy Stone là điệp viên hưởng lương của Liên Xô.

Văn hóa cánh tả

Curtis MacDougall, I. F. Stone và các đồng đội cánh tả của mình trong những trường Đại học báo chí đã tạo ra một nền văn hóa cánh tả tồn tại trong lịch sử báo chí Mỹ.

Theo trung tâm nghiên cứu truyền thông:

“Từ năm 1964 đến 1992, Đảng Cộng Hòa đã giành được quyền kiểm soát Nhà Trắng 5 lần. Con số này cao hơn Đảng Dân chủ hai lần (3 chiến thắng). Nhưng nếu như chỉ có các lá phiếu của phóng viên được tính, thì Đảng Dân Chủ sẽ chiến thắng tuyệt đối”.

“Một cuộc khảo sát được tiến hành từ năm 1978 đến 2004 cho thấy: Các nhà báo khẳng định rằng họ yêu thích chủ nghĩa tự do hơn là bảo thủ và họ có được sự tự do nhiều hơn so với toàn bộ công chúng”.

“Và hầu hết các nhà báo cung cấp câu trả lời tự do theo kiểu phản xạ cho mỗi câu hỏi. Nó giống như những điều mà một người thăm dò ý kiến có thể tưởng tượng”.

Cựu Thống đốc bang Alaska bà Sarah Palin phát biểu tại bữa tiệc tối kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Tổng thống Mỹ Ronald Reagan, tại Trung Tâm Reagan Ranch ở Santa Bar, bang California, ngày 4/2/2011. (Ảnh: Robyn Beck/AFP/Getty Images)

Nổi bật nhất trong các hoạt động diễn ra suốt quá trình bầu cử tổng thống năm 2008 có lẽ là JournoList. Đó là ListServ (dịch vụ Internet miễn phí giống như một diễn đàn cho phép người dùng bàn luận một chủ đề qua e-mail) của những nhà báo tiến bộ, các nhà xã hội chủ nghĩa, những nhà nghiên cứu và nhiều nhà hoạt động “phương tiện truyền thông mới”.

Các thành viên của JournoList  đã báo cáo và điều phối thông điệp của mình trong việc ủng hộ ông Barack Obama và Đảng Dân chủ. Họ cũng công khai chống lại ông Sarah Palin và Đảng Cộng Hòa.

Cụ thể các thành viên của JournoList bao gồm ông Jared Bernstein, Bộ trưởng kinh tế của Phó tổng thống Joe Biden.

Một số thành viên khác là những nhà báo đến từ các tờ báo: The American Prospect, Newsweek, POLITICO, Mother Jones, LA Weekly, In These Times, The New Republic, Bloomberg, The New York Observer, The Guardian, The Daily Beast, Chicago Tribune, Slate, Brave New Films, The Nation, Alternet, Newsweek, Washington Post, The New York Times, Harper’s Magazine, The Hill, The Village Voice, Media Matters, The Baltimore Sun, National Public Radio, Salon, Slate, Huffington Post, even the Columbia Journalism Review và Kaiser Health News.

Nhiều thành viên khác của diễn đàn JournoList là các nhà xã hội chủ nghĩa. Trong đó có ông Scott McLemee, thuộc Tổ chức xã hội chủ nghĩa quốc tế. Ngoài ra còn có các nhà ủng hộ Đảng dân chủ ở Hoa Kỳ như ông Joel Bleifuss (tờ In These Times), Todd Gitlin (Đại học Columbia), John Judis, (biên tập viên cao cấp của tờ The New Republic), Michael Kazin (tờ Dissent), Katha Pollitt (tờ The Nation) và Robert Kuttner (tổng biên tập tờ báo The American Prospect).

Thực tế cho thấy không có gì được cải thiện trong cuộc bầu cử theo chu kỳ vào năm 2016.

Khi này nhà văn bảo thủ Jonah Goldberg  biết rằng: Theo một nghiên cứu vừa được công bố, “hơn 96% sự bầu chọn của các nhân vật truyền thông cho một trong hai ứng cử viên tổng thống lớn của Đảng được giành cho bà Hillary Clinton”.

Có lẽ điều này sẽ khiến cho ông Curtis MacDougall và Izzy Stone rất tự hào!

Nhưng cuối cùng tổng thống Trump đã thắng và ông cũng cho thấy mình đã đúng. Quả thật các phương tiện truyền thông dòng chính là kẻ thù của nhân dân. Tổng thống biết điều đó và mọi người cũng biết điều đó. Duy chỉ có các phương tiện truyền thông dòng chính là người không biết gì về sự khinh bỉ mà mọi người dành cho mình.

>>> Truyền thông không nói thật: Khi “Tin giả” và “Cờ giả” trở thành công cụ chính trị

>>> Truyền thông Trung Quốc tiết lộ bí mật của Marx những năm cuối đời

Tú Văn, theo Epoch Times