Đại hội Đại biểu Nhân dân của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã cứng rắn đưa ra “Luật An ninh Quốc gia phiên bản Hồng Kông”, kéo tấm màn che “một quốc gia hai chế độ”, khiến ngoại giới kinh ngạc và liên tục công kích ĐCSTQ làm trái với “Tuyên bố chung Trung-Anh” và lời hứa duy trì quyền tự trị của Hồng Kông trong 50 năm.
Lời nói dối của Đảng Cộng Sản
Trong cuốn sách “Cộng sản trần trụi” (The Naked Communist) – cuốn sách bán chạy nhất ở Hoa Kỳ trong nửa thế kỷ, tác giả W. Cleon Skousen đã trích dẫn ý kiến của một người cộng sản: “Nói dối có phải là một sai lầm lớn không? Sẽ là không nếu có lý do chính đáng. Trộm đồ có phải là một sai lầm lớn không? Sẽ là không nếu có lý do chính đáng. Chém giết có phải là một sai lầm lớn không? Sẽ là không nếu có lý do chính đáng”.
Đối với vấn đề này, một bài bình luận đăng trên báo của Đài Loan nói rằng, Đảng Cộng sản (ĐCS) không tin vào chân lý tuyệt đối, cũng không cho rằng mọi thứ là cố định đúng hay sai. Người Mỹ đã dành 40 năm để chứng thực quan điểm của Cleon, trong Báo cáo Chiến lược của Nhà Trắng vài ngày trước đã thừa nhận rằng, chính sách tiếp cận với ĐCSTQ trong quá khứ đã thất bại, phải thay đổi chiến lược một lần nữa đối với Trung Quốc.
Bài báo cho biết, Đài Loan đã chiến đấu với ĐCSTQ trong hơn 70 năm, nếu họ vẫn không hiểu được đạo lý “không tin vào miệng lưỡi của ĐCS” thì thực sự là chết cũng không oan uổng.
Ngay sau ngày tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn phát biểu nhậm chức nhiệm kỳ hai, Đại hội Đại biểu Nhân dân của ĐCSTQ đã cứng rắn đưa ra “Luật An ninh Quốc gia phiên bản Hồng Kông”, vén lên tấm màn che cuối cùng của ĐCSTQ đối với Hồng Kông, khiến cho nhiều người ngạc nhiên. Bài báo biểu thị, nếu thực sự hiểu rõ ĐCS, bạn sẽ không ngạc nhiên với những gì nó đang làm với Hồng Kông ngày hôm nay.
Tờ Le Monde của Pháp biểu thị, vì chính quyền này đều coi tất cả sự phản kháng là “chia rẽ”, đều coi bất cứ cuộc đối thoại nào là mềm yếu, chính quyền này sẽ càng trở nên cứng rắn hơn nữa.
Khi Hồng Kông được Anh trao trả lại cho Trung Quốc vào ngày 1/7/1997, thế giới đã từng khá lạc quan, tin rằng Trung Quốc và phương Tây sẽ gần gũi hơn, có lẽ Hồng Kông là cầu nối giữa Trung Quốc và phương Tây. Một phần tư thế kỷ qua đi, những gì xảy ra hoàn toàn ngược lại, Hồng Kông đã trở thành biểu tượng cho sự thất bại của “một quốc gia, hai chế độ”.
Tờ Le Figaro của Pháp chỉ ra, sau thất bại của dự luật dẫn độ, Bắc Kinh đã mất kiên nhẫn, cố tình vượt qua ‘lằn ranh đỏ’, “một đao chém chết quyền tự trị cao độ của Hồng Kông”, mục đích là chứng tỏ “một quốc gia hai chế độ, ta là người quyết định”, sau này sẽ còn trở nên cứng rắn hơn nữa.
Tờ Le Monde: Tập Cận Bình rơi vào ngõ cụt
Tờ Le Monde phân tích, tín hiệu của Bắc Kinh rất đơn giản, “Hồng Kông là Trung Quốc, một quốc gia hai chế độ gì chứ, Bắc Kinh nói gì thì là cái đó”. Bắc Kinh kiểm soát Hồng Kông trong lòng bàn tay là để thể hiện sức mạnh của nhà lãnh đạo ĐCSTQ? Ngược lại, hành động này của Bắc Kinh cho thấy Tập Cận Bình đã rơi vào ngõ cụt.
Về vấn đề Hồng Kông, các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã nhiều lần mắc sai lầm, chỉ đơn giản chuyển đổi phong trào phản kháng ban đầu thành một cuộc nổi dậy chống lại chính quyền ĐCSTQ. Mặc dù đã có hàng ngàn thanh niên Hồng Kông bị bắt giữ, một trong số đó đã bị đi tù, nhưng tờ Le Monde cho rằng, thế hệ thanh niên ở Hồng Kông không có gì để sợ mất đi nữa rồi.
Sự phản kháng của thế hệ trẻ Hồng Kông không phải vì một ngày mai tốt đẹp hơn, họ phản kháng là để tránh một tương lai đen tối chắc chắn sẽ đến với họ
Đại sứ Stephen Markley Young – Cựu tổng lãnh sự Hoa Kỳ tại Hồng Kông cho rằng, động thái lần này của Bắc Kinh là có nguyên nhân sâu xa, nền kinh tế Trung Quốc đang chậm dần, thậm chí là tăng trưởng âm, tham vọng trở thành chủ tịch trọn đời của Tập Cận Bình đang gặp một số nguy hiểm, các thành viên của Bộ Chính trị Trung ương cũng đang quan sát xem liệu ông có phạm sai lầm hay không.
“Tôi có thể tưởng tượng rằng Tập Cận Bình đang lâm vào đường cùng vì những lý do tôi đã nói ở trên, ông ta cảm thấy cần phải đánh lạc hướng người dân và đối thủ của mình thông qua sự mạo hiểm ở Hồng Kông. Nhưng tôi nghĩ rằng kết cục sẽ rất tệ”, Stephen Markley Young nói.
Jerome Cohen – giáo sư luật tại Đại học New York cho rằng, “Luật An ninh Quốc gia phiên bản Hồng Kông” là giấy chứng tử của Hồng Kông. Điều khoản này yêu cầu chính phủ trung ương thiết lập một tổ chức ở Hồng Kông để đảm bảo luật An ninh Quốc gia được thực thi. Điều này có nghĩa là ĐCSTQ sẽ không còn lặng lẽ kiểm soát Hồng Kông nữa.
Stephen Markley Young dự đoán, hành động “lớn mật khiêu khích” và “ngu ngốc” của Bắc Kinh sẽ khơi dậy một một làn sóng phản đối mạnh mẽ hơn nữa của người dân Hồng Kông. Ông lo lắng rằng quân đội ĐCSTQ sẽ can thiệp để tấn công người dân Hồng Kông, nguy hiểm sẽ dâng cao. “Tình huống sẽ xấu đi, tôi hy vọng là mình sai, nhưng điều đó là có thể”.
Dương Cẩm Hà (Anna Cheung) – người phụ trách Hội đồng Dân chủ Hồng Kông cho biết, “Luật An ninh Quốc gia phiên bản Hồng Kông” sẽ khiến các nhà hoạt động dân chủ ở Hồng Kông phải đối mặt với nguy cơ bị bắt giữ giống như rất nhiều nhà bất đồng chính kiến ở Trung Quốc Đại lục, nhưng luật này không thể khiến người dân Hồng Kông sợ hãi.
“Sự áp bức này sẽ khiến chúng tôi càng nỗ lực hơn nữa để vận động các thượng nghị sĩ Hoa Kỳ cho một số dự luật họ đang thực hiện, và cũng báo cáo lên Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ để cho họ biết về tình trạng của Hồng Kông”, Dương Cẩm Hà nói.
Minh Huy (Theo NTDTV)