Một trường công lập ở Thành phố New York đã kêu gọi các bậc phụ huynh người da trắng trở thành ‘Người chối bỏ da trắng’ và ‘Người chống da trắng’, tức hai nhóm chống lại người da trắng nhất trong một tài liệu phân loại người da trắng của họ gửi tới các phụ huynh này.
Christopher Rufo, một cây bút của City Journal, người đã phanh phui nhiều vụ bê bối liên quan đến giáo dục và việc áp đặt Thuyết Chủng tộc Cực đoan trong trường học, viết rằng hiệu trưởng của Trường công East Side ở New York đã phát hành một tài liệu phân loại chi tiết 8 kiểu ‘dạng trắng’ đối với phụ huynh da trắng.
Từ tốt đến xấu, các ‘dạng trắng’ này bao gồm: ‘Người chống da trắng’, ‘Người chối bỏ da trắng’, ‘Người chỉ trích da trắng’, ‘Người da trắng xảo quyệt’, ‘Người nhận lợi ích da trắng’, ‘Người da trắng đặc quyền’, ‘Người da trắng chiếm đoạt’ và ‘Người da trắng thượng tôn’ (tạm dịch từ ‘White Abolitionist, White Traitor, White Critical, White Confessional, White Benefit, White Privilege, White Voyeurism and White Supremacist’).
“Có một chính quyền của người da trắng, và có những [cấp độ] nhiệt tình với bản sắc trắng khác nhau. Người bị phân loại là người da trắng thuộc về một trong số [những cấp độ] này. Đã đến lúc chúng ta xây dựng một nền dân tộc học về người da trắng, vì người da trắng là những người viết về và quản lý những người khác”, tài liệu này viết.
Tài liệu bao gồm họa đồ được đính kèm nội dung tương ứng nêu chi tiết phân loại.
Cụ thể, một ‘Người theo chủ nghĩa thượng tôn người da trắng’ là người thích “một xã hội da trắng được đánh dấu rõ ràng, bảo tồn tên tuổi và giá trị của người da trắng ưu việt”. Theo định nghĩa, bất kỳ ai phản đối việc đổi tên các căn cứ quân sự bằng tên của binh sĩ Liên minh miền Nam hoặc những cá nhân có vấn đề về lịch sử như George Washington (BTV: G.W từng sở hữu nô lệ da đen) đều có thể bị coi là Người theo chủ nghĩa Siêu cấp da trắng.
Theo định nghĩa của ‘Người chiếm đoạt’ (‘White Voyeurism’), họ là những người tìm cách kiểm soát việc tiêu thụ và chiếm đoạt những thứ của không phải của người da trắng. Định nghĩa này sẽ bao gồm bất kỳ người da trắng nào nghe nhạc rap hoặc ăn các món ăn từ nền văn hóa khác. Theo đó, đây là những người “hưởng thụ văn hóa của người Da đen mà không mang gánh nặng [nghĩa vụ] của người da đen.”
Một người được xác định là ‘Người da trắng đặc quyền’ (White Privilege) khi họ là người tuyên bố ủng hộ sự đa dạng nhưng hưởng lợi từ quyền tối cao hiện có của người da trắng.
Các thuật ngữ ‘Người nhận lợi ích da trắng’ (White Benefit), ‘Người da trắng xảo quyệt’ (White Confessional) đề cập đến những người da trắng có thiện cảm với một số vấn đề, nhưng chỉ trong phạm vi riêng tư. Họ từ chối bày tỏ công khai vì họ ‘được hưởng lợi’ từ da trắng. Ngoài ra, những người không phải người da trắng cũng có thể được phân loại là ‘Người nhận lợi ích da trắng’, có lẽ bao gồm cả người châu Á và người Latinh.
Những người thuộc diện ‘Người da trắng xảo quyệt’ là người muốn lấy lòng người da màu, và sẽ phải chịu trách nhiệm bởi những người da màu.
Theo Seattle Works, một tổ chức tự xưng là “Nghị hội trắng dành cho người da trắng”, hướng đến việc thúc đẩy người da trắng tham gia vào phong trào chống áp bức. Họ tuyên bố: “Chúng tôi tập hợp để xử lý cảm xúc, đào tạo lại bản thân và hành động để xóa bỏ phân biệt chủng tộc và chuyển giao quyền lực cho những người được xác định là BIPOC (BTV: người da đen, bản địa và người da màu).”
Các danh tính được đặt trên vùng màu xanh lá cây của họa đồ là ‘Người chỉ trích da trắng’, ‘Người chối bỏ da trắng’ và ‘Người chống da trắng’. Mỗi danh tính này đều đóng một vai trò tích cực trong việc phá hủy bản sắc trắng. ‘Người chỉ trích trắng’ là người cố gắng vạch trần ‘chế độ’. Mỗi cá nhân này sẽ vạch trần những người da trắng khác không đạt được cấp độ ‘Người chỉ trích da trắng’.
Nhóm “Người chối bỏ da trắng” đề cập đến những người da trắng tích cực từ chối đồng lõa với hệ thống quyền lực tối cao của người da trắng. Những cá nhân này tích cực kêu gọi chủ nghĩa phân biệt chủng tộc có hệ thống với mục đích ‘chống chính quyền da trắng và nói sự thật bằng bất cứ giá nào’. Mục tiêu của ‘Người chối bỏ da trắng’ là ‘triệt phá thể chế.’
Và cuối cùng, ‘Người chống da trắng’ được mô tả là hình mẫu của một người da trắng thay đổi thể chế, phá bỏ sự thống trị của người da trắng, và sẽ không cho phép người da trắng ‘tái khẳng định lại bản thân’ trong xã hội.
Tác giả của bức tranh, Barnor Hesse, là phó giáo sư tại Đại học Northwestern ở Illinois.
Từ Thức