Đài Á Châu Tự Do ngày 12/11 đưa tin, ngay sau chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Mỹ Donald Trump, luật sư nhân quyền Trung Quốc Cao Trí Thịnh mất tích 3 tháng trước nay đã có tung tích…
Theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do, ngày 11/11 phóng viên đã gọi điện thoại đến chính quyền huyện Giai, thành phố Du Lâm tỉnh Thiểm Tây hỏi thăm thông tin về ông Cao Trí Thịnh. Nhân viên công tác nhận điện thoại cho biết, ông Cao Trí Thịnh hiện do ông Tiết Tính, Chủ nhiệm Phòng giữ gìn trật tự huyện phụ trách.
Phóng viên lại gọi điện đến Chủ nhiệm Tiết Tính hỏi, thì người này trả lời rằng, ông Cao Trí Thịnh không đi Bắc Kinh, vẫn thuộc quyền kiểm soát của công an huyện. Người này còn cho biết ông Cao Trí Thịnh hiện tại rất ổn, không sao cả, cũng không có vấn đề gì.
Ngày 13/08, thời điểm trước Đại hội 19, ông Cao Trí Thịnh đang bị giam lỏng ở nhà đột nhiên mất liên lạc với bên ngoài. Ngày 06/09, công an thành phố Du Lâm nói với anh trai ông Cao Trí Thịnh rằng, ông Cao đã bị mang tới Bắc Kinh, còn tình hình cụ thể thế nào thì không rõ.
Ngày 08/11, người nhà của ông Cao Trí Thịnh đã nhờ 2 luật sư Yên Tân và Trang Lỗi đến công an huyện Gia tỉnh Thiểm Tây để xác định tình hình của ông Cao Trí Thịnh. Sau đó, hai luật sư đã viết bài nói, họ đã tìm đến gặp Phó Giám đốc công an Lý Tính và đội trưởng pháp chế, bọn họ đều cho biết ở đây không có đơn vị nào có thể tiếp nhận vụ án của Cao Trí Thịnh.
Hai vị luật sư đã rời Thiểm Tây mà không có thu hoạch gì. Trương Lỗi cho biết, những chỗ chính thức xử lý vụ án Cao Trí Thịnh hoàn toàn không nằm trong cơ cấu pháp luật, anh trai của ông Cao Trí Thịnh cũng không biết bất kỳ một thông tin liên quan nào, chỉ có thể xác định rằng ông Cao Trí Thịnh đã mất tích.
Ngay sau chuyến thăm Trung Quốc 3 ngày của Tổng thống Mỹ Donald Trump, ngày 11/11, Chủ nhiệm Phòng giữ gìn trật tự huyện Gia là ông Tiết Tính lại thừa nhận rằng ông Cao Trí Thịnh hiện tại không sao cả, vẫn đang được công an huyện tiếp quản. Điều này bằng với thừa nhận ông Cao Trí Thịnh đang ở trong tay họ.
Phân tích cho rằng, việc này rõ ràng cho thấy, sau khi hai sự kiện lớn là Đại hội 19 và việc Tổng thống Mỹ Donald Trump đến thăm Trung Quốc, ông Cao Trí Thịnh có lẽ lại một lần nữa được một chút tự do, có thể sẽ được trả về nhà anh trai tiếp tục bị quản chế giam lỏng.
Vài nét sơ lược về tình hình luật sư Cao Trí Thịnh
Ông Cao Trí Thịnh năm nay 53 tuổi, là luật sư nhân quyền nổi tiếng Trung Quốc, từng được Bộ Tư pháp Trung Quốc thừa nhận là một luật sư hoàn hảo, được nhiều người xem là “lương tâm của Trung Quốc”.
Từ năm 2004, để bảo vệ quần thể người tu luyện Pháp Luân Công, ông nhiều lần lên tiếng kêu gọi chính quyền Trung Quốc dừng ngay cuộc đàn áp. Nhưng cuối cùng chính bản thân ông cũng bị bức hại nặng nề.
Ngày 7/8/2006, luật sư Cao Trí Thịnh bị bắt giam. Đến ngày 22/12/2006, ông bị xử tội “Âm mưu lật đổ chính quyền quốc gia”, bị kết án 3 năm tù và chịu quản chế thời gian hoãn thi hành án trong 5 năm.
Trong thời gian hoãn thi hành án, luật sư Cao Trí Thịnh nhiều lần bị bắt cóc và tra tấn. Vợ và hai con của ông đều chịu liên lụy. Đến tháng 1/2009 họ đã trốn khỏi Trung Quốc.
Tháng 4/2010, luật sư Cao Trí Thịnh từng xuất hiện trong thời gian ngắn trước công chúng khi trả lời phỏng vấn của truyền thông, ông đã kể lại chi tiết tình cảnh mà mình phải chịu đựng. Sau đó, luật sư Cao lập tức bị bắt và chịu thêm nhiều cực hình tra tấn.
Năm 2011, thời hạn hoãn thi hành án của luật sư Cao Trí Thịnh bị hủy bỏ, chính quyền Trung Quốc bắt và giam ông ở nhà ngục Shayar tại Tân Cương.
Ngày 7/8/2014, ông được ra tù và trở về nhà tại Du Lâm, Thiểm Tây, sống chung với gia đình anh trai. Tại đây ông tiếp tục bị quản chế giam lỏng, bị nhân viên an ninh giám sát 24/24.
Ngày 23/9/2015, Thông tấn xã Pháp (AP) đã phỏng vấn ông. Ông Cao nói: “Tôi phải chịu kiếp sống mất tự do từ năm 2010 đến nay, bị cực hình tra tấn bằng roi điện, bị giam trong tù 3 năm”.
Tuy nhiên, người đàn ông được đề cử giải Nobel Hòa bình này thề sẽ không bao giờ rời khỏi Trung Quốc, cho dù phải chịu gian khổ như thế nào, cho dù không thể được đoàn tụ cùng gia đình.
Ông Cao Trí Thịnh từng nói, những việc ông làm là xuất phát từ trách nhiệm của cá nhân đối với quốc gia, đối với dân chủ và đối với lương tâm của mình.
Lê Hiếu