Mặc cho người phụ nữ bị mắc kẹt trong chiếc ô tô cháy la hét cầu cứu, những người đi đường cũng chỉ đứng tại chỗ xem hoặc quay video, không một ai có ý giúp đỡ người bị nạn.
Theo Vision Times, mới đây, trên khắp các trang mạng xã hội lan truyền một đoạn video ghi lại cảnh một chiếc ô tô bốc cháy trong đường hầm Vành đai Thượng Hải ở Trung Quốc, điều đáng nói là trong xe có một người phụ nữ bị nghi mắc kẹt, người này la hét không ngừng nhưng những người chứng kiến không một ai đến giải cứu cho đến khi tiếng la hét tắt lịm.
Theo video, vào tối ngày 24/6, một chiếc ô tô bất ngờ bốc cháy không rõ nguyên do khi đang di chuyển trong đường hầm Vành đai Thượng Hải. Trong xe truyền ra tiếng la hét cầu cứu của một phụ nữ. Cảnh tượng tiếng gào khóc tuyệt vọng trong đám cháy lớn khiến nhiều người ám ảnh. Nhiều xe đi qua dừng lại nhưng cũng không có ai đến dập lửa và giải cứu người bị nạn, mọi người chỉ đứng xem hoặc quay video, cho đến khi tiếng la dần bé đi rồi tắt lịm…
转发:6月24日晚在上海中环隧道里,一辆轿车不知何故起火,整个车都烧起来了。可能是一女子还被困在车里,发出一声声惨叫。许多途经的车都停下来了,但人们都在远观和拍照拍视频,没有人肯上前帮助救火。
— 浩哥i
后来,惨叫声没有了…我们都在为已经被毁坏的世道人心付出代价 pic.twitter.com/GWD5YXYpjq i iA2 (@S7i5FV0JOz6sV3A) June 25, 2021
Sự việc này đã gây ra một làm sóng mạnh mẽ, cư dân mạng bày tỏ ý kiến thương cảm cho người bị nạn, đồng thời chỉ trích lối sống thờ ơ, thiếu tình cảm, thiếu đạo đức. Bên cạnh đó cũng có nhiều người giải thích và lấy dẫn chứng theo logic pháp luật của Trung Quốc: “Hãy tham khảo vụ án Bành Vũ ở Nam Kinh. Tại sao? Bởi vì Trung Quốc sợ sự đùm bọc, đoàn kết giữa người dân. Đây là một trong những kiểu ngu dân. Vì vậy, người dân cả nước ắt sẽ gặp đại nạn”; “Sau vụ án Bành Vũ ở Nam Kinh, mấy ngày trước chẳng phải cũng có một người đàn ông đã cứu một cụ già phải tự sát đó sao? Bài học lớn đến vậy nên không thể trách những người khác được.”
Những năm gần đây, những vụ việc tương tự như này đã không còn hiếm gặp. Trước đó, từng có “Sự kiện Tiểu Duyệt Duyệt” gây chấn động cả trong và ngoài nước. Vụ việc xảy ra vào năm 2011. Tiểu Duyệt Duyệt là một bé gái 2 tuổi, bị hai chiếc ô tô chạy trên lề đường Phật Sơn chèn qua. Lúc đó gần khu vực bé bị nạn có 18 người đứng đó nhưng không một ai đứng ra giúp đỡ em. Dù cuối cùng em cũng được đưa đến bệnh viện cấp cứu nhưng đã quá muộn, cô bé đã không thể qua khỏi.
Tương tự vào năm 2006, vụ án Bành Vũ cũng đã gây tranh cãi lớn, khi đó, một bà lão ở Nam Kinh, Giang Tô bị ngã ở bến xe buýt. Bành Vũ đã tới đỡ bà cụ đứng lên nhưng bà lão lại cho rằng Bành Vũ đã xô ngã bà và yêu cầu anh phải bồi thường.
Cuối cùng, việc này đã được đưa ra tòa, thẩm phán tuyên bố Bành Vũ “nếu làm điều tốt vì dũng cảm trượng nghĩa, thì cách tiếp cận thực tế hơn lẽ ra nên là bắt kẻ đã xô ngã nguyên đơn, chứ không phải chỉ đỡ bà cụ đứng dậy vì lòng tốt”. Cuối cùng, Bành Vũ phải bồi thường 45.000 nhân dân tệ (khoảng 160 triệu VNĐ).
Kể từ đó, nhiều người dân Trung Quốc khi thấy có người bị ngã cũng không dám đỡ dậy. Cư dân mạng cho rằng việc thấy chết không cứu xuất phát từ sự chưa hoàn thiện của luật pháp Trung Quốc.
Đồng thời, một số nhà phê bình tin rằng ngoài vụ án Bành Vũ, nền giáo dục nhân văn và môi trường xã hội của Trung Quốc cũng là nguyên do khiến mọi người tránh xa những hành động dũng cảm trượng nghĩa.
Nhà văn Kinh Sở chỉ ra rằng nguyên nhân sâu xa của cuộc khủng hoảng đạo đức ở Trung Quốc là do chế độ độc tài của ĐCSTQ, “ĐCSTQ tuyệt đối không khởi xướng nhân tính, mà khởi xướng thú tính.” Điều này đã xóa đi những giá trị về lòng dũng cảm trượng nghĩa trong nền văn minh truyền thống 5.000 năm của Trung Hoa.
Yên Yên (t/h)