Trung Quốc hiện tại quyết định ngừng chiếu các thể loại phim về cung đấu, đồng thời liệt kê về 5 tội trạng lớn của phim đang có khả năng ảnh hưởng tiêu cực đến khán giả, và phê phán việc lịch sử Trung Quốc bị bóp méo, chỉ chú trọng đến đấu đá của các phi tần, rời xa lịch sử chân thực.
Nhật báo Bắc Kinh (Beijing Daily) mới đây đã đăng một bài bình luận nói rằng, “Phim cung đình đang làm mưa làm gió trên truyền hình như Diên Hy Công Lược, Như Ý Truyện, v.v. có 5 ảnh hưởng phụ diện không thể coi nhẹ”, đồng thời còn liên kết đến bài viết công kích thể loại phim truyền hình này do Tuần san Lý luận xuất bản.
Bài viết điểm tên các bộ phim Chân Hoàn Truyện, Mị Nguyệt Truyện, Bộ Bộ Kinh Tâm, Diên Hy Công Lược, Như Ý Truyện, nói rằng phim đấu đá cung đình tạo ra ảnh hưởng phụ diện không thể xem nhẹ, đồng thời cũng nói chi tiết về 5 “tội trạng” lớn của thể loại phim cung đình này.
Các “tội trạng” này gồm có: Dân chúng theo đuổi lối sống hoàng tộc, thích sử dụng những câu đối thoại trong cung đình làm câu cửa miệng; tình tiết đấu đá trong cung đình tác động xấu đến lối sống trong xã hội, điều mà khán giả học được không gì ngoài lừa gạt lẫn nhau, đấu đá tranh giành lẫn nhau; tô vẽ quá mức về đế vương và bề tôi; cổ súy cho phong cách sống xa hoa, mâu thuẫn với các giá trị đức hạnh và làm việc tay chân như nghề thủ công của Trung Quốc; phim truyền hình hiện nay thường chú trọng tới lợi ích thương mại hơn chất lượng
Cuối cùng bài viết nói, hy vọng việc tuyên truyền qua tác phẩm văn nghệ truyền hình và truyền thông nên nắm chắc lượng và mức độ, chú trọng đến định hướng chính xác dư luận, phát huy cái gọi là “giá trị quan cốt lõi của xã hội chủ nghĩa”.
Sau khi bài viết được xuất bản, trên mạng internet có thông tin cho biết, bắt đầu từ ngày 26/1, tất cả các đài truyền hình vệ tinh trên toàn Trung Quốc đều lập tức ngừng chiếu 2 bộ phim cung đình là Diên Hy Công Lược và Như Ý Truyện, tạm thời thay thế bằng tiết mục văn nghệ tổng hợp hoặc phim về thời hiện đại; các bộ phim mới như Thịnh Đường Công Lược, Đại Minh Hoàng Phi Tôn Nhược Vi Truyện, v.v. e là sẽ không biết đến bao giờ mới được công chiếu.
Mùa hè năm 2018, Nhật báo Bắc Kinh từng khen Diên Hy Công Lược: “Cứu vãn vẻ đẹp cổ điển của phim Trung Quốc”, “Vứt bỏ thể loại phim thời cung đình nhà thanh vốn có màu sắc trang phục lòe loẹt, giờ đây, từng chi tiết trên trang phục lộng lẫy của diễn viên đều thể hiện ra sự tỉ mỉ dụng tâm”. Nhưng hiện nay, truyền thông nhà nước lại đổi giọng, thông tin truyền đạt khiến người khác phải suy nghĩ.
Về vấn đề này, có cư dân mạng bình luận nói, “nói thẳng ra, chính là lo lắng tình tiết trong phim ám chỉ Trung Nam Hải, sợ người ta càng hiểu hơn về bộ mặt thật của đảng Cộng sản Trung Quốc, tình tiết phản ánh trong phim, lừa gạt lẫn nhau, đấu đá tranh giành, nịnh trên lừa dưới, chính là khắc họa thật 100% giá trị quan xã hội chủ nghĩa Trung Quốc hiện nay.”
Cũng có người nói: “Những bộ phim đấu đá cung đình này đều là tranh đấu lẫn nhau và bóp méo lịch sử, xem đến mức đầu óc đều không bình thường, không những không có ý nghĩa giáo dục, cũng không thể nào phản ánh được tình hình người dân trong xã hội hiện thực. Do đó tôi hoàn toàn ủng hộ ngừng chiếu.”
Phim lịch sử của Trung Quốc bóp méo lịch sử
Tình tiết của Diên Hy Công Lược được phát triển xoay quanh nhân vật Hoàng đế Càn Long. Nhưng tình tiết trên phim truyền hình, lại không thể hiện ra câu chuyện sự thực lịch sử về vua Càn Long, mà lại miêu tả câu chuyện tranh giành tình nhân, ghen tuông, lừa gạt lẫn nhau của các phi tần chốn hậu cung. (Ảnh: Internet)
Mấy năm nay, những bộ phim lịch sử của do Trung Quốc làm đều được đổi mới theo kiểu “bóp méo lịch sử”, khiến nhiều người phải cũng phải ngao ngán, lo lắng loại văn hóa hỗn loạn này khiến cho người ta xa rời lịch sử chân thực và văn hóa truyền thống.
Bộ phim Quan Vân Trường do Trung Quốc đầu tư, đã biến một người nghĩa khí chính trực tuân thủ lễ nghĩa như Quan Vũ thành người thầm mến vợ bạn.
Bộ phim Như Ý Truyện, sử dụng trang phục và không gian cổ xưa, nhưng điều thể hiện cho khán giả thấy lại là “người tốt cần phải xấu hơn cả kẻ xấu”, hoàn toàn trái ngược với văn hóa truyền thống chân thực.
Phim Tây Du Ký do Trung Quốc làm lại, đã biến một tác phẩm nói về nội hàm tu luyện, triển hiện triết lý tà không bao giờ thắng chính trở thành một bộ phim tình cảm giữa Ngộ Không và Bạch Cốt Tinh.
Từ các bộ phim phim được gọi là cổ trang nhưng lại bóp méo truyền thống, cho đến các thể loại phim hiện đại được gọi là luân lý gia đình khích động đấu đá giữa mẹ chồng và con dâu, đều đang chiếm cứ màn ảnh của người Trung Quốc.
Nhà bình luận thời sự Lịch Hoằng chia sẻ, tình tiết của Diên Hy Công Lược được phát triển xoay quanh nhân vật Hoàng đế Càn Long. Nhưng tình tiết trên phim truyền hình, lại không thể hiện ra câu chuyện sự thực lịch sử về vua Càn Long, mà lại miêu tả câu chuyện tranh giành tình nhân, ghen tuông, lừa gạt lẫn nhau của các phi tần chốn hậu cung.