Chính phủ Mỹ mới đây đã tung cú đấm thép về phía Trung Quốc với động thái mua lại ứng dụng TikTok của chính quyền độc tài này. Sau động thái của Mỹ, truyền thông Trung Quốc nói đây là “trò bắt nạt” của Mỹ, buộc Bắc Kinh không còn lựa chọn nào khác ngoài “khuất phục hoặc tử chiến trong lĩnh vực công nghệ”.
Giới quan chức Mỹ mới đây đã nhiều lần cảnh báo về nguy cơ an ninh từ ứng dụng TikTok, thuộc sở hữu của công ty mẹ Bytedance, thu hút gần 1 tỷ người dùng trên toàn thế giới, trong đó ước tính có hơn 52 triệu tại Mỹ.
Sự phát triển nhanh chóng của ứng dụng đã gây ra nhiều mối lo, khiến chính phủ Mỹ quan ngại rằng TikTok có thể đe dọa đến an ninh quốc gia, bởi vì các nhà mạng Trung Quốc bắt buộc phải hợp tác với các cơ quan điều tra nhà nước theo Luật an ninh mạng ban hành năm 2017. Theo đó, tất cả các tổ chức và cá nhân ở Trung Quốc cũng phải hợp tác với các cơ quan tình báo nhà nước.
Chính phủ Mỹ cho rằng, điều này có nghĩa là TikTok và các ứng dụng khác của Trung Quốc sẽ có thể chuyển dữ liệu về người dùng Mỹ cho chính quyền Trung Quốc.
“Đó có thể là dữ liệu về nhận dạng gương mặt, thông tin về nơi cư trú, số điện thoại, bạn bè hay tất cả những ai kết nối với họ”, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cho biết hôm 2/8.
Trả lời phỏng vấn CNBC, chuyên gia an ninh mạng Adam Segal thuộc Hội đồng Quan hệ Quốc tế cho rằng trọng tâm nằm ở cuộc đối đầu trên lĩnh vực công nghệ giữa Mỹ và Trung Quốc. “Vấn đề là chính quyền Tổng thống Trump muốn kìm hãm sự trỗi dậy của Trung Quốc trên mặt trận công nghệ”, ông Segal nhấn mạnh.
Trên thực tế, luật pháp Mỹ và Nhật Bản cũng có quy định cho phép các chính phủ có được thông tin cá nhân mà không cần sự đồng ý của công dân đó, nhưng chủ yếu chỉ phục vụ cho hoạt động ngăn chặn tội phạm và phát hiện khủng bố. Và điều này lại trái ngược với những gì công ty Trung Quốc đang thực hiện.
Hiện nay, TikTok được coi là “ứng dụng đáng sợ nhất thế giới”, thậm chí, nhóm hacker nổi tiếng Anonymous vào đầu tháng 7 vừa qua đã gọi ứng dụng mạng xã hội TikTok là “công cụ gián điệp“, đồng thời kêu gọi người dùng gỡ bỏ ứng dụng này khỏi thiết bị của mình.
Bộ Thương mại Mỹ cũng đã đưa hàng chục công ty công nghệ Trung Quốc vào danh sách đen, bao gồm cả Huawei và Hikvision. Nếu thương vụ mua lại TikTok của Microsoft không thành công, TikTok rất có thể trở thành “Huawei thứ hai” và trở thành kẻ thí mạng trong trọng điểm xung đột Mỹ – Trung.
Sau động thái Mỹ cho phép các doanh nghiệp mua lại TikTok, China Daily (Trung Quốc) khẳng định “trò bắt nạt” của Mỹ đối với các công ty công nghệ Trung Quốc là hệ quả từ tầm nhìn bên được bên mất trong chính sách “nước Mỹ trên hết”, buộc Bắc Kinh không còn lựa chọn nào khác ngoài “khuất phục hoặc tử chiến trong lĩnh vực công nghệ”.
Lương Phong(t/h)