(GDVN) – Báo Nga cho rằng, Trung Quốc đừng mơ mua được máy bay ném bom chiến lược Tu-160 của Nga. Có lẽ họ rất hối hận vì không mua được từ Ukraine.
Mạng quân sự sina Trung Quốc ngày 13 tháng 6 dẫn mạng tin tức hàng không Nga đưa tin, Nga sẽ khôi phục sản xuất máy bay ném bom chiến lược Tu-160 được phát triển từ thời đại Liên Xô, bắt đầu sản xuất quy mô lớn ở nhà máy hàng không Kazan. Máy bay ném bom lần này sẽ sử dụng công nghệ tàng hình. Hãng tin RIA Novosti Nga cho biết, máy bay ném bom Tu-160 sau khi được nâng cấp sẽ cải thiện tính năng của máy bay. Tập đoàn liên hợp công nghệ điện tử vô tuyến điện (KRET) đã chuẩn bị tốt việc bắt đầu sản xuất thiết bị điện tử hàng không của máy bay ném bom chiến lược. Đại diện KRET cam kết, máy bay ném bom không dễ bị hệ thống phòng không của địch tập kích. Nhưng, một số truyền thông nước ngoài lập tức liên kết Trung Quốc với tin này, cho rằng, Trung Quốc từng nhiều lần tìm cách mua công nghệ máy bay ném bom Tu-160.
Theo truyền thông Mỹ, những năm gần đây, Trung Quốc kiên quyết xây dựng không quân chiến lược, ứng phó với các thách thức chiến tranh hiện đại, nhưng gặp khó khăn do thiếu máy bay ném bom chiến lược tầm xa, cho nên sớm đã có ý định nhập khẩu máy bay ném bom Tu-22M hoặc Tu-160 từ Nga. Hiện nay, máy bay ném bom chiến lược tầm xa của Nga chủ yếu có Tu-95 và Tu-160, hai loại máy bay ném bom này mang theo nhiều tên lửa, hành trình xa đạt 14.000 km, có thể lắp tên lửa hạt nhân, có thể bay xuyên qua Bắc Cực, tấn công lãnh thổ Mỹ với tốc độ siêu âm. Được biết, Tu-160 vẫn là máy bay ném bom lớn nhất hiện có trên thế giới, tính năng tiên tiến, có thể đột phá phòng không siêu âm từ trời cao, nhiệm vụ trong Quân đội Nga là tấn công hạt nhân chiến lược. Năm 1992, Tu-160 đã ngừng sản xuất do Liên Xô tan rã, vì vậy, Nga lấy không thể sản xuất làm lý do, cuối thập niên 1990 đã từ chối ý định mua sắm của Trung Quốc.
Gần đây, Tổng thống Nga Vladimir Putin hạ lệnh tái khởi động dây chuyền sản xuất, vì vậy không loại trừ Trung Quốc tiếp tục đề xuất mua sắm máy bay ném bom Tu-160. Bài báo cho rằng, năm 1991, tổng cộng 19 chiếc Tu-160 đã thay máy bay ném bom kiểu cũ trực thuộc lữ đoàn máy bay ném bom 184 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa xô viết Ukraine. Nhưng, thay thế lần này vừa kết thúc cách đây không lâu, Liên Xô đã nhanh chóng sụp đổ, 19 chiếc máy bay ném bom chiến lược này ở hiện trường đã trở thành tài sản của Không quân Ukraine. Tuy nhiên, Chính phủ và Quân đội Ukraine mới hoàn toàn không có năng lực sử dụng và bảo trì những máy bay ném bom chiến lược này, cấp bách vứt bỏ nó.
Theo báo chí quốc tế, Trung Quốc từng cử đoàn đại biểu đến Ukraine tìm cách mua sắm những công nghệ mũi nhọn của Liên Xô cũ như lô máy bay ném bom này, máy bay chiến đấu hải quân Su-33 và tên lửa không đối không R-27. Nhưng, Nga lập tức gây sức ép với Ukraine, để Ukraine không được bán những máy bay Tu-160 này cho Trung Quốc, đồng thời nhiều lần hy vọng Ukraine dùng lô máy bay ném bom này bán cho Nga bằng chi phí xuất khẩu khí đốt và năng lượng. Báo Mỹ cho rằng, năm 1999, Ukraine đã trả lại 8 chiếc Tu-160 để trả nợ năng lượng từ Nga, việc làm này cũng có nghĩa là, sau khi Liên Xô sụp đổ, Ukraine từ bỏ không còn trở thành tay sai của vũ khí hạt nhân Nga. Để ngăn chặn Nga và Trung Quốc nhận được 8 máy bay ném bom Tu-160 còn lại, Mỹ lập tức ra tay can thiệp, Chính phủ Ukraine mới và Mỹ, EU đã ký thỏa thuận tiêu hủy toàn diện vũ khí chiến lược còn lại của Liên Xô.
Từ năm 1993 ký kết thỏa thuận tới năm 2006, Ukraine đã tiêu hủy hơn 40 máy bay ném bom Tu-22M3, Tu-160 có trong tay. Ngoài ra, cũng đã tiêu hủy 230 quả tên lửa hành trình Kh-22 (bắn từ máy bay), 483 quả tên lửa hành trình X-55. Trong khi đó, đối với vấn đề này, Mỹ đã cung cấp viện trợ 15 triệu USD cho Ukraine, trong đó 8 triệu USD được chi cho các doanh nghiệp tham gia công tác tiêu hủy, EU cũng đã tham gia giám sát và viện trợ tiêu hủy của Ukraine. Được biết, đơn vị thứ hai sử dụng Tu-160 của Không quân Nga là lữ đoàn máy bay ném bom 121 của căn cứ không quân Engels, nhưng lữ đoàn này gần đây trang bị chưa đến 5 chiếc Tu-160. Do Tu-160 chấm dứt sản xuất vào năm 1994, trong đó vài chiếc máy bay chưa được sản xuất xong hoàn toàn. Sau khi Liên Xô giải thể vào năm 1991, rất nhiều nhà máy quân sự Nga đóng cửa. Một phần nguyên nhân là Liên Xô trực tiếp phá sản. Ngân sách quốc phòng giảm 2/3 trở lên, sản xuất vũ khí bị “trọng thương”, những nhà máy vận hành bình thường chỉ là những nhà máy sản xuất sản phẩm xuất khẩu.
Những năm gần đây, sau khi Nga khôi phục sức mạnh quốc gia, bắt đầu sản xuất máy bay ném bom Tu-160 ở Kazan. Một đề tài thú vị là, Trung Quốc phải chăng có thể mua Tu-160 được Nga khôi phục sản xuất? Báo Nga mạnh dạn phỏng đoán, cho rằng: “Trung Quốc mặc dù là đối tác hợp tác quan trọng của Nga, nhưng Tu-160 là máy bay ném bom chiến lược, cũng là xương sống của lực lượng hạt nhân đường không hiện nay của Nga, không thể bán cho Trung Quốc”. “Trên phương diện này, bất kỳ nước nào muốn thì đều đừng nghĩ, có lẽ, Trung Quốc hiện nay rất hối hận trước đây đã không mua được máy bay ném bom Tu-160 từ Ukraine”. Chuyên gia quân sự bình luận cho rằng, bất kể Trung Quốc phải chăng thực sự từng tìm mua máy bay ném bom Tu-160 của Ukraine và Nga hay không, điều không thể nghi ngờ là, tính năng của máy bay ném bom Tu-160 quả thật xuất sắc. Nhưng, công nghệ phòng không hiện đại ngày càng hoàn thiện, tính năng tàng hình của Tu-160 thấp, có khả năng thực hiện đột phá phòng không đạt được mục đích tấn công hay không đã trở nên rất khó nói, cùng lắm đã trở thành máy bay lắp tên lửa hành trình tầm xa.
Đến nay, máy bay ném bom H-6K được trang bị rất nhiều của Trung Quốc thực chất không khác gì mô hình tác chiến của Tu-160, cho nên, Trung Quốc hiện nay đương nhiên không thể nhập khẩu Tu-160, vì vậy hoàn toàn không cần thiết. Theo chuyên gia, Trung Quốc hiện nay đã khởi động chương trình nghiên cứu chế tạo máy bay ném bom chiến lược tầm xa tàng hình, trong vài năm, một loại máy bay ném bom tàng hình có kết cấu cánh máy bay hoàn toàn mới sẽ xuất hiện trên vũ đài thế giới. |
Theo Báo Giáo dục Việt Nam