Sự kiện giới cựu chiến binh tại Trấn Giang tỉnh Giang Tô Trung Quốc kháng nghị đòi quyền lợi tiếp tục lan rộng, sau khi bị trấn áp, mới đây lại có cư dân mạng truyền tải đoạn video xe tăng được điều động đến chờ lệnh.
Sự kiện giới cựu chiến binh tại Trấn Giang tỉnh Giang Tô Trung Quốc kháng nghị đòi quyền lợi tiếp tục lan rộng, sau khi nhà cầm quyền Trung Quốc điều động cảnh sát vũ trang trấn áp, lại tiếp tục huy động lực lượng quân đội hùng hậu đóng quân xung quanh túc trực chờ lệnh. Mới đây có cư dân mạng truyền tải đoạn video nhà cầm quyền huy động cả xe tăng vào Trấn Giang… Những thông tin liên quan sự kiện này hiện đã bị nhà cầm quyền Trung Quốc phong tỏa.
Đài Phát thanh Á châu Tự do (RFA) đưa tin, tính đến ngày 24/6, sự kiện kháng nghị của các cựu chiến binh Trấn Giang đã là ngày thứ sáu, sau khi nhà cầm quyền điều động số lượng lớn các cảnh sát đặc biệt và mặc thường phục đuổi đánh các cựu chiến binh đã khiến giới cựu chiến binh khắp nơi tức giận, khiến số người tham gia tăng vọt.
Đài phát thanh VOA Mỹ đưa tin, giới cựu chiến binh đi Trấn Giang hưởng ứng ủng hộ đến từ nhiều tỉnh thành, bao gồm Tứ Xuyên, Trùng Khánh, Hồ Nam, Hồ Bắc, Chiết Giang, Sơn Đông, Sơn Tây, Hà Bắc, Liêu Ninh, Nội Mông, Giang Tây, Quảng Đông, Thiên Tân, Giang Tô…
Đối với các cựu chiến binh đến hưởng ứng hoạt động kháng nghị, nhà cầm quyền đã triển khai hành động đàn áp toàn diện, liên tục huy động lực lượng hùng hậu cảnh sát đặc biệt đến Trấn Giang. Vào 8 giờ sáng ngày 24/6 nhà cầm quyền Trung Quốc đã ban lệnh giới nghiêm xung quanh Trấn Giang, chỉ cần trông thấy có cựu chiến binh đi đến là lập tức có cảnh sát đến bắt giữ.
Trên Twitter có lan truyền một đoạn video có thời lượng khoảng 10 giây, cho thấy có cả xe tăng được đưa đến Trấn Giang. Đoạn phim có ghi: “Đêm ngày 23 đã bao quanh chính quyền Trấn Giang, sáng ngày 24 vũ khí hạng nặng bắt đầu đưa đến, lại là xe tăng!”. Cho dù đoạn phim đã được nhiều cơ quan truyền thông đăng tải lại, nhưng cho đến nay chưa thể xác minh là thật hay giả.
Có nguồn tin tiết lộ, một số lượng lớn cựu chiến binh đã bị áp giải đến giam giữ tại các trường học ở nhiều vùng lân cận, đang chờ được thả về.
Ông Lưu (Liu), một cựu chiến binh đã đi đến hưởng ứng hoạt động cho biết, cho đến nay đã thấy nhiều cựu chiến binh bị thương tích, ít nhất 15 người ở trong tình trạng hôn mê, đang được điều trị tại bệnh viện số 1 Trấn Giang, nhiều người bị thương phân tán đến các bệnh viện địa phương khác. Tuy nhiên, các bệnh viện này cũng bị cảnh sát quân sự canh giữ, khiến cựu chiến binh không thể tiếp cận.
Hiện nay, đường xe lửa từ các nơi chạy qua Trấn Giang đã bị tạm ngừng hoạt động, ngành đường sắt cũng phải đợi thông báo, không rõ khi nào có thể hoạt động trở lại.
Một thông báo khẩn công bố ngày 23/6 tự xưng là thông báo của cơ quan chức năng cho biết, tình hình Trấn Giang rất nghiêm trọng, yêu cầu tất cả các địa phương làm tốt công tác chuẩn bị, canh chừng nghiêm “đối tượng khả nghi” đi đến Trấn Giang. Nhà cầm quyền cũng yêu cầu các quan chức địa phương báo cáo tình hình một ngày hai lần.
Ông Trần (Chen), một người hiểu tình hình tiết lộ, hiện tại khu vực Trấn Giang không chỉ đang giam giữ các cựu chiến binh, kiểm soát truyền thông, bên ngoài thành phố Trấn Giang đã triển khai binh sĩ quân đội sẵn sàng chờ lệnh hành động trấn áp.
Trước đó, ngày 2/6, tại thị trấn Trấn Giang, tỉnh Giang Tô (Trung Quốc) đã xuất hiện gần 2.000 cựu chiến binh tụ tập bên ngoài trụ sở chính quyền Trấn Giang, họ yêu cầu được đối xử công bằng, nhưng sau đó đã bị lực lượng cảnh sát trấn áp. Sau khi việc được lan truyền đã dẫn đến làn sóng phẫn nộ của giới cựu chiến binh tại nhiều nơi, các cựu chiến binh ở nhiều tỉnh thành Trung Quốc đã kéo đến Trấn Giang hưởng ứng hoạt động kháng nghị.
Theo Trithucvn