Tinh Hoa

Trung Quốc: Chính sách một con và những hệ lụy mãi còn

Ngay cả khi chính sách một con bị bãi bỏ vào hồi năm ngoái, những định kiến văn hóa hằn lên những người khuyết tật cho thấy thật khó để thay đổi.

(Ảnh: Internet)

Một cửa hàng nhỏ ẩn sau những ánh đèn lấp lánh, những mái vòm mạ vàng kim của McDonald, Lưu Văn Chính đã trở thành một nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp từ năm 1995. Công việc kinh doanh ở phía Bắc thành phố Bắc Kinh tuy chậm nhưng rất ổn định. Mỗi ngày, 1 cặp vợ chồng người Tây phương sẽ đến để lấy một tấm hình trẻ em người Hoa. Đứa trẻ gần như luôn luôn không hoàn hảo kiểu như hở hàm ếch, khuyết tật hay nặng hơn thế.

“Người Tây phương có đạo đức cao hơn. Họ sẽ chấp nhận một đứa trẻ khuyết tật”, Lưu nói. Nỗi thất vọng của ông ấy là lý lịch cá nhân của những đứa trẻ mà ông đang giữ bên mình. Lưu từng không thể làm bất kỳ việc gì từ khi trưởng thành, trong một cuộc chạy trốn Hồng vệ binh thời kỳ cách mạng văn hóa, ông đã bị đánh đập rất nặng và đôi chân buộc phải cắt bỏ. Từ năm 22 tuổi, ông bị cấm đọc văn học của Mỹ.

Ông đã trải qua 6 tháng trong bệnh viện. Sau khi xuất viện với một đôi chân bằng gỗ thô sơ, ông quay trở lại công việc cũ của mình tại Bắc Kinh. “Tôi trở nên cáu gắt và mọi người trở nên sợ hãi tôi”, Lưu kể lại thời gian mình trở nên lỗ mãng, cộc cằn. “Không phải tất cả những người khuyết tật đều được phép trở lại làm việc mới mức lương đầy đủ”.

Ông đã làm việc rất vất vả, và có một cuộc hôn nhân hạnh phúc và một người con trai lớn. Hầu hết những người khuyết tật ở Trung Quốc không có may mắn như vậy.

Một vài dặm về phía Bắc cửa hàng ông Lưu, là một vùng ngoại ô yên bình một cách kỳ quái, Alenah là một trung tâm hoạt động nhân đạo. Trung tâm tư nhân cho trẻ em mồ côi khuyết tật này được thành lập từ năm 2004. Những đứa trẻ mồ côi đến từ khắp các nơi ở Trung Quốc. Nhiều đứa trẻ, chẳng hạn như Furui, 1 tuổi, bị bỏ hoang sau một ca sinh non dẫn đến hậu quả teo cơ bắp.

 

 

 

 

 

 

Ngôi nhà Alenah là một trong số ít những trung tâm tư nhân của Trung Quốc hoạt động dưới loại hình này. Họ không nhận bất kỳ nguồn tài trợ nào từ chính phủ. Chris Hu, một tình nguyện viên toàn thời gian, nói với tôi rằng những đứa trẻ bị bỏ rơi ở Trung Quốc đa số là nữ, trẻ tàn tật hoặc cả hai.

Hậu quả này là một phần của chính sách một con của Trung Quốc, dân số Trung Quốc giảm đến 6%, trong khi trên toàn cầu là 15%, tạo ra một sự mất cân bằng giới 120 nam : 100 nữ.

 

 

Chính sách một con của Trung Quốc đã chính thức bãi bỏ vào tháng 1/2016. Tuy nhiên, ông Hồ Cẩm Đầo đồng ý với các chuyên gia dự đoán rằng điều này chưa hẳn đã là cách khắc phục tình trạng mất cân bằng nhân khẩu. Định kiến văn hóa đối với người tàn tật khó lòng có thể thay đổi.

Theo Newstateman