Tại nhiều tỉnh phía nam Trung Quốc gần đây xuất hiện cảnh tượng người dân xếp hàng dài để chờ khám bệnh, việc chờ đợi có khi lên đến 10 tiếng đồng hồ, trong đó lượng trẻ em nhiễm bệnh khá cao. Hiện nhiều tỉnh thành đã phải đưa ra cảnh báo khẩn.
Hàng loạt tỉnh thành liên tiếp đưa ra cảnh báo khẩn
Nhật báo Bắc Kinh ngày 21/06 cho biết, kể từ tháng 6 này, nhiều nơi ở miền nam Trung Quốc đã bước vào cao điểm của dịch cúm mùa hè. Các tỉnh Phúc Kiến, Quảng Đông, Thâm Quyến, Hải Nam, Giang Tây đã lần lượt đưa ra cảnh báo khẩn cấp khi số ca khám sốt trong các bệnh viện gia tăng mỗi ngày một nhiều.
Trước đó, trang web của Ủy ban Y tế và Sức khỏe tỉnh Phúc Kiến vào ngày 20/06 cho biết, tỉnh này hiện đang bước vào mùa cao điểm của dịch cúm. Do biến đổi khí hậu và các nguyên nhân khác, số bệnh nhân sốt ngoại trú, đặc biệt là trẻ em trên địa bàn tỉnh này đã tăng lên đáng kể.
Do ảnh hưởng của các bệnh truyền nhiễm lớn như cúm cộng thêm ảnh hưởng của dịch viêm phổi Vũ Hán (Covid-19), nhu cầu khám chữa bệnh ở một số cơ sở y tế gia tăng đột biến, nảy sinh những vấn đề như số lượng người đến phòng khám sốt quá đông, chờ đợi lâu.
Theo một bác sĩ là trưởng Khoa Nhi Chương Châu (TP. Chương Châu, tỉnh Phúc Kiến), số lượng các phòng khám ngoại trú nhi ở Bệnh viện Chương Châu liên tục lập kỷ lục mới.
Trong khi đó, tại tỉnh Quảng Đông cho biết, theo kết quả giám định, hiện dịch cúm trên địa bàn tỉnh này chủ yếu là cúm virus A H3N2. Virus này là một phân nhóm bệnh cúm phổ biến ở tỉnh Quảng Đông trong những năm qua, chẳng hạn như mùa hè năm 2015 và 2017.
Tại Thâm Quyến, dịch cúm chủ yếu xảy ra ở các trường tiểu học và trường cấp 2. Chủ yếu là chủng virus cúm A H3N2, có đặc điểm là khởi phát nhanh, lây lan mạnh, tỷ lệ mắc bệnh cao và lây lan rộng.
Tại TP. Nam Xương, tỉnh Giang Tây, cũng đã bước vào cao điểm của dịch cúm mùa hè, virus cúm hoạt động mạnh nhất là virus cúm A H3N2, cường độ dịch tăng mạnh so với cùng kỳ 2 năm qua, bùng phát ngày càng nhiều. Nhóm người phát bệnh tại tỉnh này chủ yếu là học sinh tại các trường mẫu giáo, trẻ em phân tán trong các khu cộng đồng.
Ôm con xếp hàng dài đợi suốt 10 tiếng để được khám bệnh
Báo Đô thị Nam Phương hôm 19/06 cho biết: “Sáng hôm nay (18/06), phòng khám sốt của Trung tâm Y tế Phụ nữ và Trẻ em Quảng Châu đã quá tải. Hàng dài người xếp hàng chờ khám chữa bệnh tới hơn 10 mét. Các bậc cha mẹ chia sẻ với nhau khi xếp hàng rằng ‘hơn một nửa số học sinh trong lớp con tôi đã bị cảm’, ‘hết người này đến người khác trong nhà cũng mắc bệnh'”.
Trong video trực tuyến, trước bệnh viện số 2 thuộc trường Cao đẳng Y tế Hạ Môn (tỉnh Phúc Kiến), có rất nhiều người xếp hàng để khám bệnh, một phụ nữ nói: “Đây là khoa khám bệnh sốt”. Trong các video khác, người quay cho biết: “Bệnh cúm ở Quảng Đông rất nghiêm trọng, bệnh viện nhi hoạt động 24/24″; “Viện nhi Thâm Quyến chật kín người, có 800 người [xếp hàng] ở phía trước. Khám bệnh đợi tới 10 tiếng, đứa trẻ lại đang sốt, làm sao giờ?”.
Một video khác cho thấy rất nhiều người bế con nhỏ xếp hàng, người dùng Twitter đăng bài cho biết, ngày 17/06, dịch cúm ở TP. Đông Hoản, tỉnh Quảng Đông, nghiêm trọng đến mức nhiều trẻ em bị mắc và xếp hàng dài 5 tiếng để chỉ được khám 5 phút.
带着口罩都有流感,6月17日东莞,流感太凶猛了,好多娃中招了,昨天医院的发热门诊排队到门外来了,排队五小时看病五分。#中共疫苗病毒 pic.twitter.com/QnvhY54H9x
— 老皮匠 (@Jzzrb123) June 18, 2022
广东疫情,广东多地医院发热门诊爆满 pic.twitter.com/6kjSNlMHDx
— 银河系勇气之星(@COURAGESTARnew) June 17, 2022
Trong một dòng tweet vào ngày 21/6 có đoạn viết: “Sáng hôm nay (18/06), phòng khám sốt của Trung tâm Y tế Phụ nữ và Trẻ em Quảng Châu đã quá tải, và người bệnh xếp hàng dài chờ khám chữa bệnh bên ngoài, ước chừng người xếp hàng dài khoảng 10m, trong khi đứng xếp hàng, các bậc cha mẹ nói chuyện và phàn nàn than thở: ‘hơn một nửa số bạn trong lớp bị cúm’, ‘trong nhà thì từng người một đều bị’.”
6月20日厦门,发热门诊这长队,目前流感盛行,加之疫情期间退烧药管控,导致所有发热人员只能往医院跑! pic.twitter.com/tomOlPzIeu
— 中国悲剧档案【老号】 (@TragedyInChina) June 21, 2022
Liên quan đến vấn đề này, một số cư dân mạng cho rằng:
– Trẻ bị sốt mà phải đợi thế này chi bằng về nhà lau rửa bằng nước ấm.
– Cúm gì chứ! Chính là viêm phổi Vũ Hán! Hiện giờ không dám nói không dám báo cáo mà thôi!
– Hải Nam, Giang Tây cũng thế, khả năng là có liên quan đến vaccine.
– Rất nhiều đơn vị đã đưa ra thông báo nội bộ, trời nóng thì nói dối là bệnh cúm! Có lẽ là vaccine độc, dẫn đến sức đề kháng giảm, khi nhiễm virus thì gây ra như vậy. Chính là tác dụng phụ của mũi tiêm độc đã bắt đầu phát tác.
– Trước đây truyền thông tuyên truyền rằng mùa xuân và mùa thu có tỷ lệ mắc bệnh cúm cao, bây giờ bắt đầu nói bệnh cúm mùa hè cao, có thể đến cuối năm sẽ nói bệnh cúm mùa đông cao, và cuối cùng là dịch cúm có tỷ lệ nhiễm cao quanh năm, mùa nào cũng thế.
Phân biệt bệnh cúm với cảm lạnh thông thường
Theo Sina, cúm A H3N2 xuất hiện lần này là loại cúm A thường thấy, nhưng trong lịch sử đã từng bùng phát thành đại dịch, chẳng hạn như vào giữa tháng 07/1968, chủng cúm này bùng phát ở Hồng Kông và gây ra đại dịch cúm toàn cầu, khiến gần 1 triệu người tử vong.
Sự khác biệt chính giữa bệnh cúm và cảm lạnh thông thường là bệnh nhân bị cúm thường bị sốt cao đột ngột, cảm thấy khó chịu, đau nhức, chóng mặt, đau bụng, nôn mửa, nhức đầu, ho và sổ mũi.
Người cao tuổi, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, bệnh nhân mắc bệnh mãn tính là những nhóm có nguy cơ mắc các triệu chứng nặng của bệnh này.
Theo Vision Times