Tinh Hoa

Trung Quốc bắt giữ cựu nhân viên ngoại giao Canada ngay trước lúc Giám đốc tài chính Huawei tại ngoại

Michael Kovrig, cựu quan chức ngoại giao Canada đã bị bắt ở Trung Quốc mà không có lời giải thích, chỉ vài ngày sau khi Bắc Kinh đe dọa Canada sẽ phải “lãnh hậu quả” nếu không thả ngay Giám đốc Tài chính của tập đoàn Huawei Mạnh Vãn Chu.

Cựu nhân viên ngoại giao Canada Michael Kovrig. (Ảnh: Globalnews)

Reuters dẫn xác nhận của giới chức Canada cho biết, cựu nhà ngoại giao Canada bị Trung Quốc bắt giữ ngày 11/12 là ông Michael Kovrig, người hiện là cố vấn cấp cao về vấn đề Đông Bắc Á cho tổ chức International Crisis Group (ICG) – một tổ chức độc lập chuyên về giải quyết xung đột.

“ICG đã biết tin rằng cố vấn cấp cao khu vực Đông Bắc Á của mình, Michael Kovrig bị bắt giữ ở Trung Quốc”, ICG ra thông cáo, “Chúng tôi đang làm mọi thứ có thể để biết thêm thông tin về vị trí hiện tại của Michael, cũng như hỗ trợ ông ấy và tìm cách để ông ấy được trả tự do an toàn”.

“Chúng tôi đã biết thông tin một công dân Canada bị bắt giữ tại Trung Quốc. Chúng tôi đang liên hệ trực tiếp với các nhà ngoại giao và đại diện của Trung Quốc”, Thủ tướng Canada Justin Trudeau cho biết.

Theo South China Morning Post, Kovrig có thể nói tiếng Quan thoại. Ông làm việc như một chuyên gia toàn thời gian cho Nhóm Khủng hoảng Quốc tế từ tháng 2/2017. Theo thông tin trên LinkedIn, từ năm 2003 đến năm 2016, ông làm việc với tư cách là một nhà ngoại giao với nhiều thành tích ở Bắc Kinh và Hong Kong.

Sự việc diễn ra giữa lúc quan hệ Canada, Trung Quốc căng thẳng vì vụ Canada bắt giữ Giám đốc tài chính tập đoàn Huawei Mạnh Vãn Chu hôm 1/12 theo đề nghị của Mỹ.

Tuy nguyên nhân vụ việc vẫn chưa được tiết lộ nhưng một số ý kiến cho rằng, vụ việc của ông Kovrig có thể là đòn trả đũa của Bắc Kinh với Ottawa vì vụ bắt giữ Giám đốc tài chính Huawei Mạnh Vãn Chu.

Vụ bắt giữ Giám đốc tài chính của Huawei, bà Mạnh Vãn Châu, ở Vancouver đã làm dấy lên lo ngại về những hành động trả đũa nhắm vào cộng đồng doanh nghiệp nước ngoài hoạt động ở Trung Quốc.

Bộ An ninh Nội địa Canada tuyên bố giới chức nước này đang “nỗ lực hết sức” để đảm bảo Kovrig an toàn và đối xử thức hợp, nhưng không đưa ra nhiều thông tin về tình hình của vị cựu quan chức này.

“Các nhà ngoại giao Canada đã liên lạc với các đồng sự Trung Quốc để giải thích Canada coi chuyện này nghiêm trọng như thế nào”, Bộ trưởng Ralph Goodale nói.

Ngay sau khi thông tin được công bố, Tổng biên tập Thời báo Hoàn cầu Hồ Tích Tiến đã tiếng về vụ việc. Trên tài khoản Weibo cá nhân, ông này khẳng định đây là một thông tin “chưa đủ độ tin cậy” khi giới chức Trung Quốc và Canada hiện đều chưa đưa ra câu trả lời về vấn đề này.

“Nếu đây là sự thật, thì cũng không có bằng chứng nào cho thấy đó là sự trả đũa từ chính phủ Trung Quốc cho vụ bắt giữ bà Mạnh Vãn Chu. Nếu thế giới bên ngoài liên tưởng như vậy, đó là vì vụ bắt giữ bà Mạnh Vãn Chu là sự việc quá đáng, khiến dư luận tự nhiên nghĩ rằng Trung Quốc sẽ trả đũa”, ông Hồ Tích Tiến viết.

Ông này chỉ trích, đây là hai vụ việc hoàn toàn khác nhau khi “bà Mạnh Vãn Chu là một doanh nhân và bị bên thứ ba là Canada bắt giữ dù bà này không vi phạm luật pháp nước sở tại trong khi ông Michael Kovrig đang hoạt động ở Trung Quốc nên nếu thực sự bị bắt giữ là do ông đã vi phạm phát luật Trung Quốc”.

Giám đốc tài chính Huawei Mạnh Vãn Chu. (Ảnh: CNN)

Trước đó, vào ngày 1/12 Canada bắt CFO của Huawei Mạnh Vãn Chu khi bà đang quá cảnh tại Vancouver theo trát của Washington. Bà Mạnh bị cáo buộc lừa đảo hàng loạt các định chế tài chính để làm ăn với Iran, vi phạm lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ. Trung Quốc sau đó đã triệu đại sứ Canada và đe dọa chính phủ nước này phải thả bà Mạnh – con của một Đảng viên ĐCSTQ – ngay lập tức, nếu không sẽ phải chịu hậu quả.

Ngày 11/12, tại phòng xét xử của tòa án Vancouver, Canada, thẩm phán của phiên tòa đã đồng ý cho bà Mạnh tại ngoại với khoản tiền bảo lãnh là 10 triệu đôla Canada (7,4 triệu USD).

Thẩm phán đã đồng thuận với các điều kiện mà nhóm luật sư bào chữa của bà đã đưa ra, bao gồm việc bà Mạnh bị giám sát bằng thiết bị điện tử, ở tại nhà riêng của bà tại Canada từ 23h00 hôm trước tới 6h00 hôm sau, và sẽ có đội ngũ an ninh đi kèm khi bà rời căn hộ. Phía bà Mạnh cũng cam kết sẽ trả chi phí cho đội ngũ an ninh.

Đây cũng không phải lần đầu tiên Trung Quốc sử dụng các thủ đoạn bắt giữ người để làm cái gọi là trao đổi chính trị. Vào hồi tháng 2/2017, bà Tôn Thiến, một nữ doanh nhân quốc tịch Canada thường xuyên bay đi bay về giữa Canada và Trung Quốc đã bị bắt giữ phi pháp tại nhà riêng ở Bắc Kinh vì tu luyện Pháp Luân Công, một môn tu luyện tinh thần bị chính quyền Trung Quốc đàn áp từ năm 1999.

Bà Tôn Thiến, 51 tuổi, Phó chủ tịch công ty Công nghệ Hóa sinh Leadman tại Bắc Kinh, đồng sáng lập là chồng bà, ông Trần Quang Tiền. Theo khảo sát của giới nhà giàu Trung Quốc, công ty của vợ chồng bà Tôn sở hữu khối tài sản lên tới 500 triệu USD.

Ngày 19/2, 20 cảnh sát tới lục soát, tịch thu máy tính và kinh sách Pháp Luân Công trong suốt 8 giờ đồng hồ tại dinh thự riêng của bà Tôn ở Triều Dương, Bắc Kinh. Bà Tôn cùng người giúp việc bị còng tay và đưa đi nơi khác.

Ngày 28/3, Cơ quan kiểm sát Bắc Kinh cáo buộc bà Tôn “sử dụng một tổ chức tôn giáo dị giáo làm suy yếu luật pháp”, lời buộc tội phổ biến mà chính quyền Trung Quốc sử dụng để vu khống các học viên Pháp Luân Công.

Theo tờ “The Globe and Mail” của Canada đưa tin, trong thời gian bị giam giữ, bà Tôn Thiến đã bị nhục hình. Cảnh sát Trung Quốc đã vật ngã bà xuống đất và xịt nước ớt vào mặt, sau đó cảnh sát cho bà ngồi lên một chiếc ghế và tiếp tục xịt nước ớt đến khi hết mới dừng lại.

Bà Tôn Thiến trong cuộc thi “Venture Cup Golf Tournament” tại tỉnh Chiết Giang năm 2012. (Ảnh: Epoch Times)

Mặc dù tay chân của bà Tôn Thiên đều bị xích lại, ăn cơm, đi vệ sinh, thậm chí đi ngủ vẫn bị xích, giám ngục vẫn liên tục giám sát bà một cách nghiêm ngặt, trung bình cứ 30 phút họ lại kiểm tra một lần. Trong lời kể với luật sư của riêng, bà Tôn Thiện nói: “Đây là sự hành hạ tinh thần khó có thể chịu được”.

Theo thông tin được em gái bà Tôn Thiện cung cấp cho truyền thông hải ngoại, do chịu áp lực của chính quyền Trung Quốc, luật sư của bà Tôn Thiện bị ép buộc phải từ bỏ biện hộ cho bà. Bên tư pháp địa phương gây áp lực cho luật sư và đồng nghiệp của ông, một quan chức yêu cầu ông trở thành tình báo trong vụ án này. Cuối cùng, các đồng nghiệp tại văn phòng luật sư của ông nói, nếu ông đại diện cho bà Tôn Thiện hay nhận bất cứ vụ án nào liên quan tới Pháp Luân Công, họ sẽ hủy bỏ hợp đồng hợp tác của ông với công ty.

Bà Elizabeth May, lãnh đạo Đảng Xanh nhấn mạnh: “Chúng tôi đang thúc giục chính quyền Trung Quốc trả lại hộ chiếu Canada cho bà Tôn Thiện và để cho bà trở về nhà. Mặt khác, chúng tôi cũng một lần nữa lên tiếng yêu cầu chấm dứt cuộc bức hại Pháp Luân Công tại Trung Quốc”.

Hoa hậu Canada Anastasia Lin, một người gốc Hoa, cũng thường xuyên bị chính quyền Trung Quốc gây khó dễ, đã phát động một chương trình thỉnh nguyện trên internet, yêu cầu Thủ tướng Canada Justin Trudeau “dốc toàn lực để đảm bảo chắc chắn bà ấy (Tôn Thiện) được thả ra an toàn”, đồng thời cũng phản đối cách làm của Chính phủ Trung Quốc đối với người tập Pháp Luân Công.

Cô Anastasia Lin nói trong bài tuyên bố kêu gọi: “Chúng ta cần cho Chính phủ Trung Quốc biết, họ không thể chối bỏ trách nhiệm khi giam giữ công dân Canada của chúng ta. Giá trị tự do là một trong những nền tảng tinh thần vững chắc của Canada, Chính phủ Canada cần phải quan tâm và có phản ứng hơn nữa trong việc bảo hộ công dân nước mình, dù công dân đó ở trong nước hay ngoài nước”.

(T/h)