Ngày 7/8, Nhân dân Nhật báo ( bản tiếng Anh) đã công bố một bài bình luận rằng, Apple có thể phải đối mặt với “tức giận và tình cảm chủ nghĩa dân tộc” của người Trung Quốc trong cuộc chiến thương mại Trung – Mỹ đang diễn ra.
Cuộc chiến thương mại Trung-Mỹ đang gay gắt, vào hôm 7/8, văn phòng đại diện thương mại Mỹ (USTR) cho biết, ngày 23/8 sẽ khởi động đợt trừng phạt thuế quan thứ hai đối với hàng Trung Quốc vi phạm quyền sở hữu trí tuệ trị giá 16 tỷ USD (đô la Mỹ), mức thuế trừng phạt là 25%. Vào ngày 8/8, người phát ngôn Bộ Thương mại Trung Quốc cho biết, hành động của Mỹ là “rất bất hợp lý”, Trung Quốc sẽ đáp trả.
Cảnh báo giới doanh nghiệp Mỹ tại Trung Quốc
Cùng thời điểm tuyên bố của Văn phòng Đại diện thương mại Mỹ, Nhân dân Nhật báo Trung Quốc (phiên bản tiếng Anh) đã công bố bài bình luận “Kể cả Apple có thành tựu đáng tự hào trong thị trường Trung Quốc cũng sẽ thành lá bài của Trung Quốc trong cuộc chiến thương mại”. Bài viết cũng được công bố lại trên phiên bản tiếng Anh tờ Thời báo Hoàn Cầu của nhà nước Trung Quốc.
Theo đó, bài viết đã dẫn báo cáo tài chính quý thứ ba tính đến cuối tháng 6/2018 mà Apple mới công bố cho thấy, doanh số Apple tại Trung Quốc Đại lục tăng 19%, lên đến 9,6 tỷ USD. Bài viết chỉ ra, điều này đã giúp người khổng lồ của Mỹ trong tương lai không xa sẽ đạt được giá trị thị trường cả nghìn tỷ USD.
Truyền thông CNBC Mỹ trích dẫn lại cảnh báo: “Cho đến nay Trung Quốc vẫn là thị trường nước ngoài quan trọng nhất của Apple, người Trung Quốc với tình cảm chủ nghĩa dân tộc có thể xem đây là mục tiêu trút giận. Mặc dù Trung Quốc và Mỹ đang có xung đột thương mại, nhưng Trung Quốc không muốn xử tệ với Apple, nhưng nếu các công ty Mỹ muốn kiếm tiền ở Trung Quốc thì cần biết chia sẻ cổ tức phát triển của họ với người dân Trung Quốc”, qua đó CNBC cũng diễn giải lại rằng Nhân dân Nhật báo Trung Quốc muốn cảnh báo cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung đang diễn ra có thể làm cho Apple cũng như các công ty khác của Mỹ trở thành quân bài mặc cả của Bắc Kinh, các công ty Mỹ có thành công hấp dẫn tại thị trường Trung Quốc có thể kích thích tình cảm chủ nghĩa dân tộc của người dân Trung Quốc.
Hiện Apple từ chối bình luận vấn đề này.
Ngày 1/8, Tổng thống Mỹ Trump và đại diện thương mại Mỹ Robert Lighthizer đã cùng bàn thảo vấn đề xem xét áp thuế hàng hóa Trung Quốc trên 200 tỷ USD, và tăng thuế suất từ 10% lên 25%. Vào ngày 3/8, chính phủ Trung Quốc cho biết sẽ trả đũa lên 60 tỷ USD hàng hóa nhập khẩu từ Mỹ. Trong khi cho đến nay Apple vẫn nằm ngoài cuộc chiến tranh thương mại Mỹ – Trung. Được biết, vào tháng 6/2018, Trump từng nói với giám đốc điều hành Apple Tim Cook rằng, iPhone lắp ráp tại Trung Quốc sẽ được miễn thuế.
Tuy nhiên bài viết trên Nhân dân Nhật báo Trung Quốc đã chất vấn về vấn đề kinh tế của iPhone, theo đó cho rằng trong chuỗi cung ứng của Apple, các công ty Trung Quốc chỉ nhận được 1,8% tổng lợi nhuận tạo ra từ sản phẩm chủ lực của Apple. Nhưng Nhân dân Nhật báo đã không dẫn nguồn của con số này.
Tác giả bài viết còn đưa ra kết luận cho rằng Trung Quốc có nhiều đất diễn hơn trong xung đột thương mại: “Dường như các công ty của Mỹ tại Trung Quốc là kẻ chiến thắng lớn nhất trong cuộc chiến thương mại Trung – Mỹ. Thị trường Trung Quốc là điều tối cần thiết đối với nhiều thương hiệu hàng đầu của Mỹ, đây là điều khiến Bắc Kinh có nhiều đất diễn hơn trong xung đột thương mại”.
Ngoài ra, truyền thông Trung Quốc còn công bố bài viết khác có tựa “Lần này Apple sẽ gặp nạn?” Bài viết này thì đặt câu hỏi, trong cuộc chiến thương mại Trung – Mỹ, Apple có lợi ích thương mại khổng lồ ở Trung Quốc liệu có thể trở thành lá bài thương lượng của Trung Quốc không đang là vấn đề khiến dư luận quan tâm, nếu Apple trở thành đối tượng trừng phạt thì ảnh hưởng không chỉ trong phạm vi công ty Apple, còn làm lung lay niềm tin về triển vọng tương lai của nhiều công ty Mỹ khác đã đầu tư khổng lồ ở Trung Quốc.
Đem Apple ra đe dọa có ích gì?
Theo Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc, vào năm 2017, đầu tư nước ngoài đối với tài sản cố định ở Trung Quốc chỉ 214,6 tỷ USD, nếu so với con số 508,7 tỷ USD vào năm 2011 thì qua 6 năm đã giảm 57,8%. Những dữ liệu liên quan cho thấy, mặc dù doanh nghiệp nước ngoài chiếm chưa đến 3% trong tổng số doanh nghiệp Trung Quốc nhưng đã tạo ra gần một nửa của thương mại nước ngoài, chiếm hơn 25% lợi nhuận của các doanh nghiệp công nghiệp quy mô lớn, chiếm 20% doanh thu thuế.
Điều đáng nói rằng thặng dư thương mại nước ngoài của Trung Quốc trong năm 2017, các doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp vốn nước ngoài chiếm tỷ lệ lần lượt là 46,5% và 43,2%, còn doanh nghiệp nhà nước chỉ chiếm 10,3%. Ngoài ra, các doanh nghiệp vốn đầu tư nước ngoài còn trở thành nguồn sống của các thành phố hạng nhất Trung Quốc. Trong bốn thành phố lớn ở phía bắc của Quảng Châu và Thâm Quyến thì riêng Quảng Châu đã có hơn 20.000 công ty nước ngoài, các công ty nước ngoài đã chiếm quy mô hơn 62% tổng giá trị sản lượng công nghiệp. Tại Thượng Hải, vốn nước ngoài đóng góp 2/3 tổng giá trị sản lượng công nghiệp; còn đối với kinh tế Thâm Quyến thì đóng góp đến 70%. Nói cách khác, các doanh nghiệp vốn đầu tư nước ngoài đã là nguồn sống của bốn thành phố hàng đầu Trung Quốc. Doanh nghiệp vốn nước ngoài cũng chiếm lợi thế áp đảo ở những thành phố khác như Tô Châu và Hạ Môn.
Ngoài ra, sự ra đi của nguồn vốn nước ngoài đã ảnh hưởng trực tiếp đến việc làm của hàng trăm triệu người lao động phổ thông. Dữ liệu cho thấy, từ 2013-2016 số lượng việc làm trong doanh nghiệp vốn nước ngoài (bao gồm cả Hồng Kông, Macao và Đài Loan) giảm từ 29,63 triệu xuống 26,66 triệu, giảm 2,97 triệu việc làm. Nhưng trên thực tế, theo số liệu chính thức của nhà nước Trung Quốc, tổng số lao động trực tiếp của toàn Trung Quốc trong các doanh nghiệp vốn đầu tư nước ngoài vượt xa con số hơn 20 triệu, lên đến hơn 45 triệu. Đó là chưa kể rất nhiều nhà cung cấp trong nước dựa vào doanh nghiệp vốn nước ngoài để tồn tại, đó là các doanh nghiệp thượng nguồn và hạ nguồn, cho nên ước tính số người bị ảnh hưởng việc làm lên đến hàng trăm triệu.
Mức giá bất động sản Trung Quốc hiện nay vẫn rất cao, giá lao động và chi phí hoạt động cũng vẫn tăng cao, chiều trái lại là đồng nhân dân tệ lại mất giá nghiêm trọng, vì thế dự kiến tốc độ sụt giảm nguồn đầu tư nước ngoài tại Trung Quốc sẽ phát triển nhanh hơn. Trong bối cảnh này, đem Apple ra để đe dọa có ích gì? Việc khiến nguồn vốn của Mỹ chảy ra khỏi Trung Quốc để định hình lại chuỗi công nghiệp toàn cầu đang là mơ ước của Trump.
>>>Apple chịu “cúi đầu”, chấp nhận chuyển iCloud người dùng Trung Quốc về địa phương
>>>Báo Mỹ: Chiến tranh thương mại Mỹ – Trung là cuộc chiến về giá trị quan
Theo Trithucvn